Kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Sau đây là một số kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường nuôi tôm.

Kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

1. Cách sử dụng chế phẩm sinh học trước khi thả giống

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trước khi thả giống là cần thiết, bởi khi đưa vi sinh vật có lợi vào môi trường ngay từ đầu sẽ giúp chúng phát triển “chiếm giữ địa bàn” ngay từ đầu và cạnh tranh, hạn chế vi sinh vật có hại phát triển. Mặt khác góp phần ổn định môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh. Tuy nhiên, tùy theo mô hình nuôi việc sử dụng chúng trước khi thả giống sẽ khác nhau.

  • Đối với mô hình nuôi tái sử dụng nước (tuần hoàn nước) hay mô hình nuôi có nguồn nước đã qua ao chứa lắng đúng quy trình kỹ thuật:


Sơ đồ 1

Chế phẩm sinh học được sử dụng 2 lần để chuẩn bị nước trước thả giống (không sử dụng hóa chất).

- Lần 1: Sử dụng sau khi lấy nước đầy ao khoảng 7-10 ngày và sử dụng liều cao gấp 2-3 lần nhà sản xuất, thời gian sử dụng vào lúc trời nắng. Mục tiêu sử dụng lần đầu với liều cao là giúp cho vi sinh vật phân hủy các chất cặn bã, khí độc còn lại sau khi đã qua lắng lọc.

- Lần 2: Sử dụng trước khi thả giống 2-3 ngày, liều dùng theo nhà sản xuất để nâng cao tính ổn định chất lượng nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển “chiếm giữ địa bàn” ngay từ đầu và cạnh tranh, hạn chế phát triển của vi sinh vật có hại.

Xen kẽ giữa 2 lần xử lý CPSH trên cần bón phân gây màu, khoáng chất để ổn định môi trường.

  • Đối với mô hình nuôi sử dụng nước mới, thời điểm diễn biến bệnh phức tạp, hay mô hình nuôi có nguồn nước không thông qua ao chứa lắng hay thông qua ao chứa lắng nhưng không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật: 


Sơ đồ 2

- Sự lựa chọn CPSH sử dụng ở giai đoạn chuẩn bị nước: Giai đoạn này thường sử dụng nhóm hiếu khí bắt buộc, vì hàm lượng oxy cao (chưa thả tôm), tảo chưa phát triển nhiều.

*Chú ý:

Đối với những ao mới nên chọn những dòng Chế phẩm sinh học là những vi khuẩn có lợi, không nhất thiết sử dụng những Enzyme cho giai đoạn chuẩn bị nước trước thả giống.

Sơ đồ (1) đang được nhiều nhà khoa học và nhà chế biến khuyến cáo áp dụng bởi đây là quy trình sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học để xử lý, không sử dụng hóa chất. Điều này có thể giúp cho sản phẩm đạt về mặt an toàn thực phẩm và không sợ nhầm thuốc giả.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác, đặc biệt là người nuôi lại cho rằng trong nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh/siêu thâm canh, nước cần phải được diệt khuẩn trước khi thả giống nhằm hạn chế bệnh xảy ra cho tôm nuôi về sau, vì CPSH không thể khống chế mầm bệnh và vi khuẩn có hại trong ao nuôi trong một thời gian ngắn và triệt để như sử dụng hóa chất. Sau khi duyệt khuẩn một thời gian nhất định, khử hóa chất tồn lưu rồi sử dụng CPSH trước 2-3 ngày thả giống là an toàn hơn.

2. Cách sử dụng CPSH trong giai đoạn đầu (tôm 1-30 ngày tuổi)

Đây là giai đoạn quan trọng cho tất cả mô hình nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh/siêu thâm canh bởi: Việc quản lý môi trường tốt hay không tốt ở giai đoạn này sẽ tác động và ảnh hưởng đến môi trường nước; sức khỏe, tăng trưởng, sức đề kháng và bệnh ở tôm (bệnh chết sớm - EMS, bệnh liên quan gan tụy, đường ruột,…).

Ở giai đoạn tôm 1 tháng tuổi, môi trường nước thường tồn tại một lượng nhất định phiêu sinh vật. Trong đó tảo là phiêu sinh thực vật yêu cầu bắt buộc hiện diện phải có. Tảo sẽ góp phần điều hòa các yếu tố môi trường nước và là nguồn thức ăn cho tôm, đặc biệt là giai đoạn mới thả giống. Mặt khác, ở giai đoạn này quá trình hình thành mùn bã hữu cơ trong đáy ao cũng chưa cao, nên để quản lý môi trường tốt và tăng sức đề kháng của tôm khi sử dụng CPSH cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Nên lựa chọn CPSH có chức năng nghiêng về quản lý môi trường nước và có xu hướng kích thích tảo phát triển;

- Nên lựa chọn CPSH hiếu khí để quản lý môi trường ở giai đoạn này;

- Thời gian sử dụng CPSH dạng này là vào buổi trưa nắng;

- Liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất. Tuy nhiên tùy mô hình nuôi và mục đích sử dụng, tần suất sử dụng có thể thay đổi ngắn lại.

- Với ao đất không có hệ thống xi phong đáy ao cần sử dụng men vi sinh nhiều lần và liều lượng cao hơn ao bạt (có hệ thống xi phong).

- Trước khi đánh chê phẩm sinh học cần nhân sinh khối. Có nhiều cách nhân sinh khối. Có thể tham khảo ( sx 200 lít = 180 lít nước +100g thức ăn+ 4 lít mật rỉ đường + 2kg chế phẩm vi sinh + 500gg men bánh mì tươi + 2kg cám gạo và trái thơm băm nát sục khí mạnh trong 48).

3. Cách sử dụng CPSH ở giai đoạn nuôi từ 30 ngày tuổi đến thu hoạch

Ở giai đoạn nuôi khoảng 30 ngày tuổi, tiến trình sinh tổng hợp Protein ở các mô, cơ mới của tôm tăng mạnh; cần một lượng lớn Lipid dự trữ ở gan, tụy; sự phân chia tế bào gia tăng nên tôm bắt đầu đòi hỏi nguồn thức ăn lớn để đảm bảo nhanh quá trình lột xác xảy ra. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, quá trình tích lũy mùn bã hữu cơ ở đáy ao cũng bắt đầu hình thành và tăng mạnh (do xác tảo tàn, xác lột, phân tôm, thức ăn thừa phân hủy, chất lơ lửng trôi dạt từ bờ xuống hay bị xáo trộn từ đáy ao,...). Do đó việc sử dụng CPSH cần quan tâm những vấn đề sau:

- Nên lựa chọn CPSH có chức năng nghiêng về quản lý chất cặn bã hữu cơ và có xu hướng hạn chế tảo phát triển;

- Có thể sử dụng xen kẽ CPSH hiếu khí và yếm khí. Tuy nhiên CPSH hiếu khí sử dụng vào trưa nắng, CPSH yếm khí sử dụng chiều mát hay buổi đêm;

- Ở giai đoạn này nên sử dụng liều lượng cao hơn và tần suất sử dụng ngắn hơn so với nhà sản xuất;

TTKNQG
Đăng ngày 29/05/2018
BBT
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 22:41 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 22:41 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 22:41 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 22:41 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 22/01/2025
Some text some message..