Kinh tế mùa nước nổi- bấp bênh theo con nước muộn

Theo nhiều tiểu thương mua tôm cá mùa lũ ở các chợ thượng nguồn, năm nay lũ trễ, lên nhanh nên sản lượng các mặt hàng đồng giảm từ 40- 50% so với năm trước. Ít hàng nên giá tăng 20 -30%. Cụ thể, giá bán lẻ cá chạch 80.000- 100.000 đ/kg, rắn nước, rắn mối 100.000- 250.000 đ/kg, cá linh đầu mùa tại chợ từ 150.000- 200.000 đ/kg, càng cua đồng được bán với giá 200.000- 300.000 đ/kg, tôm càng xanh 400.000- 700.000 đ/kg...

Chợ thủy sản mùa lũ
Chợ cá đồng thượng nguồn sôi động mua bán khi con nước đổ về
Làng nghề đón lũ muộn

Đón con nước năm nay về muộn, các làng nghề đã nhộn nhịp trở lại sau hơn 1 tháng “hồi hộp tưởng nước không lên”. Tại làng xuồng rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung- Đồng Tháp), 1 tháng trước, nhiều cơ sở đóng xuồng đứng ngồi không yên vì “đợi hoài mà hổng thấy nước”.

Một số chủ cơ sở đóng xuồng cho hay, tuy không sôi động như thời hoàng kim nhưng nghề đóng xuồng mùa lũ cũng đủ ăn khi vào mùa.

Chú Nguyễn Thiện Hữu (ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu) cho biết: “Tui theo nghề đóng xuồng gần 20 năm. Năm nay tính đâu nước không lên, ai ngờ lại lên trễ và lên được như hiện nay cũng mừng rồi”. Mỗi tháng cơ sở của chú Hữu đóng và bán được gần 10 chiếc xuồng cui, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Thị trường lưới, ngư cụ đánh bắt cá cũng khởi động muộn theo con nước trễ.

Tuy nhiên, theo chú Hữu và một số người dân còn theo nghề đóng xuồng ở rạch Bà Đài, hiện nay nghề đóng xuồng đang dần mai một. Nguyên nhân là do những năm gần đây, lũ nhỏ, lũ muộn và có năm không có lũ nên những làng nghề đóng ghe, xuồng ngày càng hiu hắt.

Hiện làng nghề đã có khoảng 90% người đóng xuồng phải chuyển đổi nghề hoặc làm thêm nghề khác để mưu sinh chứ không còn trông chờ vào mùa nước nổi nữa.

Như chú Trần Hữu Khoa có hơn 30 năm theo nghề đóng xuồng, chia sẻ: “Theo nghề này lâu rồi, bỏ thì buồn nên ngày thường tôi đóng thêm giá võng, gởi bán ở làng chiếu Định Yên, làm tới đâu là bán hết tới đó. Rồi tới mùa nước nổi thì lại làm xuồng, làm ghe.

Lúc trước làm cả năm bán được 500- 1.000 ghe, xuồng, còn bây giờ ít lắm. Như cả tháng nay, nước lên chậm, tôm cá ít, tôi chỉ đóng được 10 chiếc/ tháng”.

Trong khi đó, nhiều người dân làng nghề cũng đã mạnh dạn chuyển đổi hướng làm ăn sáng tạo hơn. Trong đó, việc làm các sản phẩm xuồng, ghe Bà Đài thu nhỏ của ông Nguyễn Văn Tốt (ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu) cũng đã mở ra một hướng đi mới cho làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại nguồn thu nhập khá, ổn định cho người thợ làng nghề.

Cùng với làng nghề đóng xuồng, các mặt hàng lờ, lọp tại làng nghề xã Hòa Long (huyện Lai Vung) cũng tất bật phục vụ cho người dân đánh bắt thủy sản theo con nước.

Đang làm lọp tép, cô Lê Thị Bé Ba (xã Hòa Long) cho hay: “Tôi theo nghề này hơn 30 năm rồi. Phần lớn các công đoạn chẻ, chuốt, gióng… đều phải mướn các tay thợ gia công, các thợ làm chính thực hiện các công đoạn khó như: bện hom, dệt vỉ, lắp ráp các bộ phận. Tuy lũ về muộn, nhưng tụi tui cũng làm tất bật để đáp ứng nhu cầu của người dân”.

Sản vật mùa lũ giảm

Cua đồng đang vào mùa rộ

Mùa nước nổi về muộn, người dân vùng lũ ĐBSCL cũng đã kịp sắm sửa ngư cụ để tận dụng đánh bắt sản vật theo con nước. Theo ghi nhận của chúng tôi, sản lượng thủy sản năm nay tại các chợ thượng nguồn cũng giảm một nửa, thậm chí 2/3 so năm rồi.

Chị Lê Thị Bạch Tuyết- thương lái mua cua ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú- An Giang) cho biết, nước đã về tràn ngập nên cua đồng đang vào thời điểm rộ. Hiện giá thương lái mua cua của nông dân là 20.000 đ/kg, giảm 40.000 đ/kg so đầu mùa.

Người dân bắt cua bán mùa lũ từ hàng chục đến vài trăm kg/ngày. Mỗi ngày chị Bạch Tuyết thu mua khoảng 4 tấn cua “leo lên xe tải” đi tiêu thụ chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh.

Theo chị Bạch Tuyết, thông thường thời điểm cua giá thấp như hiện nay sẽ kéo dài khoảng 1 tháng trong mùa lũ, sau đó sẽ giảm lượng và tăng giá trở lại.

Mọi năm thời điểm này đã gần hết cua, nhưng năm nay nước lũ về muộn nên mùa cua vào mùa cũng trễ hơn. So năm ngoái, lượng cua mua được từ nông dân đánh bắt giảm mạnh, khoảng 50%.

Là thương lái mua cá ở xã giáp ranh nước bạn Campuchia, anh Nguyễn Văn Mẫn ở Khánh An (huyện An Phú- An Giang) cũng cho biết, hiện đang vào thời điểm sôi động thu hoạch cá linh, mỗi hộ đặt dớn có thể bắt được hàng chục ký cá/ngày.

Thời điểm cá nhiều như hiện nay kéo dài khoảng 1 tháng. Hiện cá linh non có giá hơn 50.000 đ/kg (đầu mùa hơn 100.000 đ/kg). Theo quan sát của anh Mẫn, năm nay lượng cá giảm 2/3 so năm rồi.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Trúc Anh- vợ anh Mẫn- cho hay: “Năm nay nước chụp đồng quá nhanh nên không chỉ cá tôm ít mà các sản vật khác của mùa lũ như: bông súng đồng, bông điên điển… cũng ít hơn và giá tăng cao so năm rồi”.

Cụ thể, bông súng hiện có giá khoảng 6.000 đ/khoanh (năm rồi chỉ 2.000- 3.000 đ/khoanh), mỗi xuồng 2 người lặn từ 2- 3 giờ đến 7- 8 giờ sáng được khoảng 60- 70 khoanh; bông điên điển hiện có giá 25.000- 35.000 đ/kg (giảm so đầu mùa tới 50.000- 60.000 đ/kg) mà chủ yếu là điên điển trồng chớ điên điển mọc tự nhiên giờ còn rất ít.

Dù sản lượng ít và giá tăng nhưng chị Trúc Anh cho biết thêm, hiện các sản vật mùa lũ bán rất hút, có bao nhiêu cũng hết.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 25/09/2019
NHÓM PV KINH TẾ
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 02:33 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 02:33 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 02:33 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 02:33 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 02:33 06/02/2025
Some text some message..