“Kỳ nhân” mù giỏi leo núi săn ba ba và rắn độc

"Lần bước trong bóng đêm của số phận nghiệt ngã, ý chí, nghị lực và tình yêu đã giúp tôi hòa mình vào cuộc sống để làm những việc có ích cho bản thân và gia đình".

kỳ nhân
Cuộc sống còn khó khăn nhưng tình yêu đã giúp vợ chồng anh Ma vượt lên tất cả.

Đó chính là lời tâm sự của anh Trần Văn Nhận (tên thường gọi là Ma) ở thôn 3 xã Bằng Cốc (Hàm Yên - Tuyên Quang). 

Những việc phi thường mà “kỳ nhân” khiếm thị đã làm, từ việc chinh phục những con ba ba "khổng lồ", những con rắn hung ác, đến việc chinh phục trái tim của người phụ nữ hiền thảo, nết na để xây dựng một gia đình hạnh phúc, khiến người dân xã vùng núi Bằng Cốc cảm phục.

Lội suối sâu bắt ba ba khủng 

Tôi đã từng được nghe nhiều câu chuyện mà người dân Bằng Cốc truyền tai nhau về một kỳ nhân khiếm thị làm những việc phi thường mà người sáng mắt cũng khó lòng thực hiện như bắt ba ba khủng nặng hàng chục cân... Tuy nhiên, đã hai lần lên Bằng Cốc để tìm gặp anh nhưng đều phải tiếc nuối bởi anh đang đi săn ba ba ở Yên Bái, Sơn La. 

Trở lại Bằng Cốc lần này với sự khát khao đi tìm sự thật về những câu chuyện người Bằng Cốc đã kể lâu nay, may thay tôi được gặp anh khi kỳ nhân có biệt danh Ma này vừa đi săn trở về với chiến lợi phẩm là hàng chục cân cá.

Khi đến nhà anh Ma, tôi đã tưởng tượng nhiều về người khiếm thị đa tài này, nhưng tôi vẫn phải bất ngờ khi nhìn dáng đi vững chắc, nếu nhìn lần đầu thì khó có thể biết được anh là một người khiếm thị. "Dạo này càng ngày càng hiếm ba ba và rắn, lên tận Yên Bái, Sơn La cũng chỉ bắt được vài cân loại nhỏ, không được con nào to như trước nữa", anh Ma vừa cởi quần áo dính đầy bùn đất tỏ vẻ thất vọng.

Để chứng minh cho có sự hiện hữu của giống ba ba "khổng lồ" nặng hàng chục cân đã từng xuất hiện ở nơi đây, anh Ma kể lại việc đã bắt được con ba ba to nhất từ trước đến nay một cách hào hứng: "Tôi nhớ hôm đó là một ngày đầu hè năm 1993, như thường lệ, tôi dắt trâu đi thả, khi đến bờ suối nghe thấy những tiếng động rất lạ nên tôi tiến lại gần. Lắng nghe một lúc, tôi quyết định men xuống, theo phỏng đoán thì đây đích thị là con ba ba hoặc con rùa đá. 

Bởi cách đấy mấy hôm có người bảo tôi rằng ở đây có một con ba ba rất to mà chưa ai bắt được, chính vì thế tôi bạo gan nhảy xuống dù biết rằng chỗ này tương đối sâu và nước chảy khá mạnh, nếu không cẩn thận rất có thể sẽ bị cuốn đi. 

Sau khi định vị được nơi phát ra tiếng động, tôi lấy một hơi dài, để lặn xuống. Ngay lần lặn đầu tiên, tôi đã chạm được đúng mai của nó, theo cảm giác thì con ba ba này rất to. Lặn tiếp một lần nữa, tôi đã bám được vào thân của nó, nhưng làm cách nào để lôi được nó lên là cả một vấn đề. 

Biết rằng đây là một con ba ba tương đối lớn rất khoẻ lại nằm trong hang đá, nếu không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm, bởi khi trên cạn chúng hơi chậm nhưng khi ở dưới nước lại rất nhanh nhẹn và dữ dằn. Theo kinh nghiệm của người bắt ba ba, để bắt được nhanh nhất phải xác định đâu là đầu, đâu là đuôi của nó và khi xác định được sẽ đơn giản hơn rất nhiều. 

Lặn lần thứ ba, tôi đã nắm chặt được vào mai của nó nhưng phải khá vất vả tôi mới đưa được nó lên bờ. Khi đưa về nhà, mấy người nhà tôi bỏ lên cân, mới biết con ba ba này nặng 31 cân và đã bán nó cho một người buôn với giá 900 ngàn đồng".

Đang hào hứng kể về chuyện bắt được ba ba khủng, bỗng giọng anh chùng xuống khi tôi hỏi về những tháng ngày lần bước trong bóng đêm. Anh Ma cho biết, anh sinh năm 1973, là con thứ hai trong một gia đình nghèo khó nhưng mới lên 3, một căn bệnh quái ác đã cướp đi đôi mắt của anh. Từ đó, Ma phải "đồng hành" với bóng đêm, thậm chí những người thân thương nhất của mình như bố, mẹ, anh, em, Ma chẳng thể nhớ được hết mặt, mọi sự nhận biết chỉ qua giọng nói.

Lúc nhỏ, theo đám bạn đi chăn trâu, thấy chúng nhảy xuống suối, mò tôm, mò cá, Ma cũng làm theo mặc dù anh chưa hề biết bơi lội cũng như chẳng nhìn thấy gì.

Ngay trong lần đầu tiên, Ma bị trượt chân, ngã đúng vào chỗ nước sâu, may cho anh đang lúc "dập dìu" thì có cậu bạn túm tóc kéo lên. Cứ tưởng sau hôm đó Ma sợ, nhưng ngược lại Ma càng quyết tâm rồi năn nỉ nhờ mấy người bạn dạy mình tập bơi, tập lặn. 

Không ai ngờ được rằng một người khiếm thị như Ma lại học nhanh đến thế, chỉ một thời gian ngắn, Ma có thể một mình mò mẫm ở tất cả những khúc suối, đoạn sông mà chẳng lo sợ. 

Cứ buổi sáng lùa trâu đi thả là Ma lại lặn lội mò mẫm. Thành quả ban đầu là những con cua, con cá, sau đó là những con ba ba, con rùa đã mang đến cho Ma một niềm đam mê thú vị về cuộc sống... Sau này, anh quyết tâm vượt lên bóng đen để sống có ích cho gia đình.

Rắn độc chịu thua khi kỳ nhân lấy tay làm mắt

Không chỉ chinh phục những con ba ba khủng, kỳ nhân khiếm thị này còn khiến người ta ngỡ ngàng bởi tài bắt rắn độc. Từ loại cực độc như hổ mang bành, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia đến loại rắn ráo... cũng đều phải chịu thua khi kỳ nhân lấy tay làm mắt. Bởi trong anh có một nghị lực phi thường cùng giác quan nhạy bén, đặc biệt là lòng can đảm trơ lì. 

Chính vì thế, kỳ nhân Ma không ít lần phải đối mặt với cái chết. Với một người bình thường việc gặp rủi ro còn khó tránh khỏi, huống gì Ma là một người khiếm thị thì việc đối mặt với rủi ro càng lớn hơn.

làm việc thuần thục
Dù không còn đôi mắt nhưng "kỳ nhân" Ma vẫn làm việc một cách thuần thục.

Kéo tay áo để lộ miếng sẹo, kỳ nhân Ma kể lại những hiểm nguy trong lần đầu tiên gặp rắn độc: "Năm 2007, tôi theo một số người trong thôn sang tận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái để tìm ba ba. Hôm đó khi đang mò mẫm, vô tình tôi sờ vào đuôi một con rắn. Chưa kịp phản ứng, tôi đã thấy nhói ở cánh tay, biết là bị rắn cắn nên tôi chỉ biết cố nặn hết máu ra. Tuy nhiên, chưa đầy 5 phút tôi đã ngã gục và chẳng nhớ được gì nữa, cũng may là có người nhìn thấy nên họ đã đưa tôi đi cấp cứu.

Sau này, mấy người kể lại, trong lúc cõng tôi đi cấp cứu họ có gặp được một ông thầy lang người Dao - ông này rất giỏi chữa trị rắn cắn. Sau 3 ngày nằm li bì chẳng biết gì, đến ngày thứ tư tôi mới cử động được chân tay, lúc này mới biết mình còn sống. Khi đó, tôi nhớ rất rõ lời ông ấy bảo: “Chỉ chậm ít phút nữa là anh không còn cơ hội sống sót, con rắn cắn anh là loại hổ mang chúa - một trong những loại rắn độc nhất, và nguy hiểm nhất hiện nay".

Sau lần chết hụt ấy, cứ tưởng kỳ nhân này khiếp sợ, nhưng ngược lại, anh lại thấy mình bắt đầu có duyên với nghề bắt rắn độc. Học hỏi kinh nghiệm của một số người bắt rắn giỏi có tiếng ở địa phương, tự mình Ma mang đồ nghề lên rừng tìm bắt rắn. Giác quan nhạy bén đã giúp anh kiếm thêm thu nhập cho gia đình từ nghề bắt rắn. "Ba ba ngày càng khan hiếm, vì thế nếu chăm chỉ bắt rắn thì cũng kiếm được vài cân gạo" - anh Ma gãi đầu.

Và hạnh phúc như mơ

Đang say sưa kể chuyện về những chuyến đi săn xa nhà, thì vợ con anh Ma trở về sau buổi làm nương. Nghe tiếng nói từ cổng của người vợ tần tảo, nết na, anh Ma không giấu nổi sự vui mừng: "Nói thật với anh, xa vợ con lâu ngày, tôi nhớ lắm! Ai cũng bảo tôi khiếm thị nhưng mà tôi đã chứng minh cho mọi người thấy, trái tim tôi không “mù lòa"."

Chị Phùng Thị Viên, vợ anh cũng không giấu nổi sự xúc động khi tôi hỏi về anh và mái ấm gia đình.

"Ngày trước, lần đầu tiên gặp, tôi thấy thương cảm cho hoàn cảnh của anh, một mình lủi thủi trong bóng tối. Thế rồi, dần dần từ tình thương, tôi nhận ra mình yêu anh và khi anh ngỏ lời lấy tôi về làm vợ, tôi đã òa khóc vì hạnh phúc.

Cưới nhau năm 2002, cuộc sống nhiều lúc khó khăn nhưng anh không bao giờ quát tháo vợ con. Ngoài những ngày đi săn ba ba, rắn, cá, anh ở nhà phụ giúp vợ làm nương, nấu cơm và giặt tã cho con, chăm sóc khi tôi sinh nở".

Một mái nhà tuy đơn sơ và hoàn cảnh gia đình vẫn còn rất nhiều khốn khó, nhưng cả hai vợ chồng anh đều cảm thấy mãn nguyện với tình yêu thương luôn ngập tràn. Đặc biệt, niềm vui đó được nhân lên gấp bội khi hai con đứa con, một trai một gái luôn chăm ngoan, hiếu thảo. Anh Ma cười hớn hở: "Cuộc sống đã lấy của tôi đôi mắt nhưng lại đền bù cho tôi nhiều điều ý nghĩa!". 

Theo ĐS&PL/Dân Việt, 16/01/2014
Đăng ngày 17/01/2014
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:02 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:02 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:02 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:02 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:02 17/02/2025
Some text some message..