Kỹ thuật chăm sóc cá chiên nuôi lồng

Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy”1 trong 5 loại cá tiến vua cực nổi tiếng cùng với các loại cá: dầm xanh, anh vũ, cá quất, cá bỗng.

Cá chiên
Kỹ thuật chăm sóc cá chiên nuôi lồng Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Tép Bạc

Cho đến nay, cá chiên vẫn được nhiều người ưa thích nhờ chất lượng thịt cá thơm ngon, săn chắc và giàu dinh dưỡng. 

Đặc tính 

Cá chiên thuộc loài cá da trơn được tìm thấy nhiều ở hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả.  Chúng thường sống trong các sông suôi thuộc các tính phía Bắc và tập trung ở vùng trung, thượng lưu các sông lớn (nơi nước chảy xiết). 

Đầu cá to, cứng, rộng và dẹp, có 4 đôi râu, miệng rộng hình cung với hàm răng lởm chởm rất sắc. Kích thước to, lớp da dày, phía trước thân thô lớn, phía sau hơi tròn, có 1 gai vây lưng và đặc biệt không có xương dăm, tỷ lệ thịt rất cao. Màu sắc của cá tùy thuộc vào môi trường mà chúng sống. Nếu sống ở môi trường nước trong thì có màu nâu đen, nước đục thì có màu vàng nâu. Cá chiên thường sinh sản trong những con sông với thời điểm sinh sản là trước mùa lũ. 

Kỹ thuật nuôi 

Quan sát các điều kiện môi trường nuôi, khi phát hiện nước chảy mạnh, phải tiến hành các biện pháp che chắn để giảm lưu tốc của nước qua lồng bè. Thường xuyên kiểm tra các bộ phận lồng nhằm kịp thay thể và sửa chữa các phần yếu. Khi nước chảy yếu cần tiến hành quạt hoặc sục khí, tăng cường lượng nước lưu thông. 

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, nhất là khi cho ăn để phát hiện bệnh dịch kịp thời. Thời điểm cá hay bệnh là đầu và cuối mùa lũ vào tháng 9 - 10 ở miền Bắc. Vào mùa bão, lũ cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng bè đến nơi an toàn. Vào những ngày giông, bão nên kiểm tra lồng cẩn thận, neo chắc chắn và thêm dây neo để cố định, đảm bảo dây không đứt khi có dòng chảy mạnh. Có thể thu hoạch bớt cá để giảm trọng lượng cá trong lồng và giảm bớt thiệt hại nếu có thể xảy ra. 

Nuôi cá chiênKỹ thuật nuôi cá chiên. Ảnh: Tép Bạc

Tiến hành quản lý lồng nuôi cá chiên hàng ngày, quan sát các hoạt động của cá trong lồng, mức độ sử dụng thức ăn, các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp (sự thay đổi màu sắc của cá, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dư thừa thức ăn, hoạt động bất thường, xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh như: lòi mắt, lở loét, xuất huyết, mất nhớt,..). Trường hợp cá bệnh, xử lý bằng cách tắm thuốc và tách nuôi riêng lồng khác tránh tình trạng lây nhiễm sang cá khỏe. 

Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tuần/lần và thay lưới lồng 1 lần/tháng. Dùng bàn chải nhựa vệ sinh thành lưới lồng trước bữa ăn, kiểm tra lưới lồng phát hiện rách rạn xử lí ngay tránh thất thoát. Loại bỏ rác thải, vật cứng vào lồng, đảm bảo lồng nuôi có nguồn lưu thông tốt. 

Treo túi vôi thường xuyên khu vực đầu nguồn nước vào lồng để sát khuẩn, với lượng 2 kg vôi/4 m3 lồng nuôi. Định kỳ bổ sung vào khẩu phần ăn cho cá các vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và thuốc phòng bệnh cho cá. 

Cho ăn 

Thức ăn cho cá chiên là cá tạp băm nhỏ (kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển), phải đảm bảo thức ăn tươi sống hoặc được bảo quản lạnh, tránh thức ăn bị ôi thối. Cỡ cá giống cho ăn liều lượng 50 - 150 g/con (cho ăn 2 lần/ngày), khẩu phần 5 - 7% khối lượng đàn cá (cho ăn vào lúc 8 giờ sáng và 16 - 17 giờ chiều). Đối với cá > 150 g/con (cho ăn 1 lần/ngày lúc 16 - 17 giờ hàng ngày), khẩu phần ăn 3 - 5% khối lượng đàn cá. 

Dụng cụ cho cá ăn nên dùng sàng lưới (đường kính 80cm) cho ăn, chiều cao thành xung quanh có lưới chắn cao 10 - 15cm tránh trôi thức ăn ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra sàng thức ăn và định kỳ (1 lần/tháng) theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để dư thừa thức ăn, dễ gây ô nhiễm môi trường và dễ làm cá mắc bệnh.  

Sau 12 tháng khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (1 - 1,5kg/con) nên tiến hành thu tỉa cá nhỏ hơn tiếp tục nuôi đến cuối vụ để đạt kích cỡ thương phầm thì thu hoạch toàn bộ.

Đăng ngày 19/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:32 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:32 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:32 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:32 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:32 20/04/2024