Kỹ thuật dinh dưỡng trong ương giống cá măng sữa

Ảnh hưởng của tỷ lệ và tần suất cho ăn lên tăng trưởng của măng sữa giai đoạn ương cá hương lên cá giống.

Giống cá măng sữa
Hiện tại giống cá măng sữa chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Ảnh: Cá giống Trường Phát.

Cá măng sữa, hay cá măng biển (Chanos chanos) là loại cá được dùng trong ẩm thực phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Cá măng sữa được cho là giàu protein, vitamin B và selen. Đồng thời, chúng cũng là một nguồn đáng kể các chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol và calo.

Tiêu thụ thường xuyên cá măng sữa giúp phát triển trí não và trí nhớ của trẻ em, ngăn ngừa bệnh tim, kiểm soát mức cholesterol, nuôi dưỡng mắt và giảm trầm cảm. Ngoài ra, Omega 3 rất tốt cho bà bầu để tăng sữa mẹ và chất lượng sữa. 

Hiện nay, cá Măng sữa được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Quần đàn cá Măng sữa tự nhiên ở Việt Nam hiện đã suy giảm nghiêm trọng, số lượng cá trưởng thành ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt. 

Ở Việt Nam, cá Măng sữa phân bố ở vùng biển Đông vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung, bắt gặp nhiều nhất ở Bình Định. Cá Măng sữa là đối tượng nuôi mới được quan tâm gần đây, cá được nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển ở hình thức nuôi quảng canh hoặc nuôi ghép trong các ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh để làm sạch môi trường và giảm rủi ro về bệnh cho tôm nuôi. 

Hiện nay giống cá Măng sữa cho hoạt động nuôi thủy sản ở nước ta đang hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi của người dân về số lượng, chất lượng giống và thời vụ nuôi.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn và tần suất cho ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn, hệ số phân đàn của của cá Măng sữa giai đoạn cá hương lên cá giống góp phần hoàn thiện kỹ thuật ương để cung cấp giống ra thị trường. 

cá măng sữa
Cá Măng sữa được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Ảnh: fishesofaustralia.

Ba tỉ lệ cho ăn là 5% khối lượng cá (BW) /ngày, 10 % BW/ngày và 15 % BW/ngày kết hợp với 3 tần suất cho ăn là 2 lần/ngày (2F), 3 lần/ngày (3F) và 4 lần/ ngày (4F) tạo thành 9 công thức thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Cá hưỡng cỡ trung bình 2,7 ±0,08 cm/con được nuôi trong 27 bể com compiste thể tích 500 L/bể với mật độ 1,5 con/L. Thời gian thí nghiệm trong 28 ngày.

Khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm đạt cao nhất ở nghiệm thức 4F*10%BW (4,39 g/con) và 4F*15%BW (4,37 g/con) nhưng không khác biệt có ý nghĩa với khối lượng cá ở nghiệm thức 3F*10%BW (4,26 g/con). Cá ở nghiệm thức 2F*5%BW có khối lượng trung bình thấp nhất (3,17g/con)

Tương tự như tăng trưởng khối lượng, chiều dài trung bình của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức 2F*5%BW thấp nhất (4,34 cm/con) nhưng không khác biệt với cá ở các nghiệm thức 2F*10%BW, 2F*15%BW và 3F*5%BW. Chiều dài cá ở nghiệm thức 3F*10%BW cao nhất (6,20 cm/ con) nhưng không khác biệt với cá ở nghiệm thức 3F*15%BW hoặc các nghiệm thức có 4 lần cho ăn (P>0,05). 

Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá cũng phản ánh tương tự ở khối lượng cá. Như vậy kết hợp cho cá ăn 3 lần/ngày với tỉ lệ cho ăn 10 %/BW/ngày (nghiệm thức 3F*10% BW) tối ưu nhất về mặt tăng trưởng của cá và giảm số lần cho cá ăn, giảm thời gian lao động chăm sóc cá

Tỉ lệ cho ăn 5% BW/ngày với tuần suất 2 lần/ngày đã làm tăng mức độ phân đàn của của cá. Tỉ lệ sống trung bình của cá ở nghiệm thức 3F*10%BW đạt cao nhất (95,0 %) nhưng chỉ khác biệt có ý nghĩa (P0,05) ngoại trừ nghiệm thức 2F*5%BW. 

Từ kết quả của thí nghiệm trên cho thấy, khi tối ưu hóa các chỉ tiêu đánh giá, để cá có tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cao, hệ số phân đàn thấp, FCR thấp và số lần cho cá ăn nên chọn tỉ lệ cho ăn 10 % BW/ngày và số lần cho ăn 3 lần/ngày

Kết quả từ nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá măng sữa cung cấp ra thị trường, giảm thiểu nguy cơ tuyệt chủng của giống loài này.

Nguồn: Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Đình Vinh, Tạ Thị Bình, Trần Đức Lương, Nguyễn Quang Huy (2021). Ảnh hưởng của tỷ lệ và tần suất cho ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) giai đoạn cá hương lên cá giống, Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản trường ĐH Nha Trang, số 01 - 2021 trang: 057-062.

Đăng ngày 05/08/2021
NH
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 12:00 17/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 09:00 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 21:18 18/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 21:18 18/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 21:18 18/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:18 18/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 21:18 18/09/2024
Some text some message..