Kỹ thuật mới trong khai thác thủy sản

Gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh đã triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hỗ trợ tích cực việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Núi Thành. Bẫy lồng cải tiến

Lắp đặt hệ thống máy dò ngang trên tàu. Ảnh: B.L

Lắp đặt hệ thống máy dò ngang trên tàu. Ảnh: B.L 

Thực tế, nghề đánh bắt thủy hải sản (cua, ghẹ…) bằng bẫy lồng đã được ngư dân ứng dụng từ lâu, chủ yếu phục vụ khai thác nội đồng và ven biển. Tuy nhiên, bẫy lồng truyền thống không đem lại năng suất cao, lại gây ảnh hưởng đến nguồn lợi của các loài nhuyễn thể, giáp xác. Gần đây, trên cơ sở nghiên cứu ưu, nhược điểm của các kiểu bẫy lồng truyền thống tại Việt Nam và các kiểu bẫy lồng cải tiến của một số quốc gia ven biển khác, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học & công nghệ kỹ thuật thủy sản (trường Đại học Thủy sản Nha Trang) đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo, chuyển giao công nghệ, thiết bị bẫy lồng cải tiến cho một số tỉnh thành, phục vụ phát triển kinh tế biển.

Tại Quảng Nam, Đại học Nha Trang đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành chuyển giao 350 bẫy lồng cải tiến cho 2 hộ ngư dân thuộc xã Tam Hòa và Tam Hải, đồng thời tổ chức tập huấn mô hình đánh bắt thủy hải sản bằng bẫy lồng cho 30 ngư dân xã Tam Hòa. Mục tiêu chương trình là giúp ngư dân chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản ven bờ, cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái biển tại địa phương.

Hiệu quả của việc đánh bắt bằng bẫy lồng cải tiến trên thế giới và một số địa phương tại Việt Nam đã được minh chứng. Nghề lồng bẫy khai thác hải sản tương đối thân thiện với môi trường nếu có cách tổ chức sản xuất hợp lý. Ngoài là nghề sinh kế, bảo vệ nguồn lợi nhuyễn thể giáp xác đang bị đánh bắt bởi các nghề không thân thiện như lưới kéo đáy, lưới rê 3 lớp… nghề bẫy lồng còn mở ra triển vọng cho việc phát triển du lịch bền vững. Nhiều quốc gia đã sử dụng bẫy lồng vào mục đích khai thác thương mại biển và giải trí. Một số địa phương trên cả nước đã được chuyển giao, ứng dụng thiết bị kỹ thuật này như Quỳnh Lưu, Cửa Lò (Nghệ An), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình), Gio Việt (Quảng Trị), Bình Châu (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa)… Theo các chuyên gia, nhóm bẫy lồng cải tiến như lồng chữ nhật trung, lồng trụ tròn xếp và lồng mái vòm trung với hom lưới màu vàng và xanh sậm, sử dụng kích thước cạnh mắt lưới 15mmSq cho lồng chữ nhật và lồng mái vòm, 12,5mmSq dùng cho lồng trụ tròn xếp vốn có quy trình thi công, chế tạo đơn giản, phù hợp với điều kiện ngư dân, lại có vốn đầu tư thấp, phù hợp với việc đánh bắt nhỏ, ven bờ. Với các kiểu lồng này, đối tượng khai thác, đánh bắt được hướng đến là nhóm sinh vật gần bờ như ghẹ xanh, ghẹ 3 chấm, ốc hương…

Ông Trần Văn Trường, chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành cho biết, đến nay từ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, phòng đã hỗ trợ 2 ngư dân xã Tam Hòa và Tam Hải 350 lồng bẫy cải tiến. Hai hộ được chọn là ông Trần Xuân Thủy (thôn Hòa Bình, Tam Hòa) và Bùi Thanh Phong (thôn Xuân Mỹ, Tam Hải), vốn là những đối tượng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt bằng bẫy lồng… Lồng bẫy dễ lắp ráp, vận chuyển, không cồng kềnh nên có những tiện lợi nhất định. Hiện các ngư dân trên đã được chuyển giao công nghệ, thiết bị, sẵn sàng cho mùa vụ đánh bắt ghẹ sắp tới.

Máy dò ngang

Nhiều chủ phương tiện lưới vây đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào khai thác, sử dụng máy dò ngang để tăng khả năng phát hiện đàn cá trước khi thả lưới. Sau mỗi chuyến biển khai thác bằng nghề lưới vây (khoảng 15 ngày), nhiều ngư dân có thu nhập đến 50 triệu đồng. Theo ông Trần Văn Trường, kỹ thuật đánh bắt cá bằng máy dò ngang đã phát huy hiệu quả tại một số địa phương trên cả nước. Ở Quảng Nam, ngư dân hoạt động trong nghề lưới vây của huyện Núi Thành đã được Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 3 máy dò ngang Sonar JMC-CSL-1000, với trị giá mỗi máy từ 280 - 300 triệu đồng, trong đó hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giá trị.

Máy có công suất phát 1.500W, có khả năng phát hiện đàn cá chính xác trong phạm vi bán kính 400m, cho hình ảnh đàn cá rõ nét ở tất cả các vị trí quan sát khác nhau. Ngư dân đánh bắt bằng máy dò ngang có nhiều lợi thế, nếu như trước, việc sử dụng máy dò đứng chỉ giúp phát hiện đàn cá dưới tàu, thì máy dò ngang có thể giúp họ mở rộng phạm vi phát hiện cá cả khu vực xung quanh tàu nên hiệu quả khai thác sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, mức đầu tư cho mỗi máy lên đến gần 300 triệu đồng là khó khăn đối với ngư dân. Nhiều ngư dân rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chương trình, song mức hỗ trợ chỉ có hạn. Nếu ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi, chắc chắn ngư dân sẽ đầu tư, và giá trị đánh bắt sẽ không ngừng tăng lên.

Cũng theo ông Trường, sắp tới địa phương sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ để phổ biến kỹ thuật khai thác trên đến đông đảo ngư dân trên địa bàn huyện, giúp bà con hiểu rõ về tính năng, hiệu quả của máy dò ngang để có mức đầu tư hợp lý nhằm tăng năng suất, sản lượng khai thác.

Theo báo Quảng Nam
Đăng ngày 20/07/2012
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 16:21 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 16:21 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 16:21 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 16:21 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 16:21 20/11/2024
Some text some message..