Kỹ thuật nuôi bobo làm thức ăn cho cá cảnh

Bobo là loại thức ăn giàu dinh dưỡng dành cho cá cảnh. Ngoài việc mua chúng tại các cửa hàng cá cảnh, bạn có thể thử nuôi chúng tại nhà để sử dụng làm thức ăn cho hồ cá của mình. Đây là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng cá của bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.

Nuôi bobo
Bobo là loại thức ăn giàu dinh dưỡng dành cho cá cảnh

Sơ lược thông tin về moina (bobo)

Bobo hoặc trứng nước là tên khoa học của loài động vật giáp xác Daphnia pulex, có kích thước nhỏ từ 02 đến 5mm. Chúng sống trong môi trường nước sông, hồ với độ pH từ 6.0 đến 8.0 và nhiệt độ từ 24°C đến 31°C. 

Bobo là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cá, chúng chứa nhiều men tiêu hóa thức ăn như: proteinases, peptidases (để tiêu hóa chất đạm) và amylases (để tiêu hóa tinh bột). Chúng cũng cung cấp axit amin thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của cá, tôm và các loài thủy hải sản khác. Tuổi thọ của bobo hoặc trứng nước rất ngắn, trung bình chỉ từ 4 đến 7 ngày.

Đặc điểm sinh học bobo

Bo bo (trứng nước) xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để chúng phát triển.

Bobo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. Chúng có thể sống nơi nồng độ oxy hòa tan từ 0 cho đến bão hòa.

Bobo chịu đựng được nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5°C – 31°C, nhiệt độ lý tưởng với chúng là 24°C – 31°C. Môi trường sống tối ưu cho bobo với nước có độ pH 7.0 – 8.0 , hàm lượng oxy trong nước từ 3-3.5 mg/l.

Kỹ thuật nuôi bobo làm thức ăn cho cá cảnh hiệu quả

Dụng cụ nuôi bobo

Bạn có thể chăm sóc bobo trong các môi trường như: hồ xi măng, hồ bạt hoặc các bồn nhựa. Hoặc nếu bạn sống ở vùng quê, bạn có thể nuôi bobo trực tiếp trong các ao đất.

Một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ nuôi bobo như sau:

Dụng cụ nuôi boboLưu ý
Ao đất

Làm sạch ao nuôi một cách kỹ lưỡng bằng cách loại bỏ lớp bùn dày khoảng 35cm ở đáy ao. 

Sử dụng vôi bột theo tỉ lệ 0,5kg cho mỗi mét khối dung tích nước để phủ đều khắp ao và loại bỏ các chất phèn và vi sinh vật có hại. 

Để ao dưới ánh nắng mặt trời từ 1 đến 2 ngày để làm khô và làm sạch.

Hồ xi măng, hồ bạt

Đảm bảo hồ xi măng được ngâm nước và xử lý kỹ lưỡng, đặc biệt là khi đây là một hồ mới. 

Tránh để các vật kim loại rơi vào bồn hoặc sử dụng bồn nuôi làm bằng kim loại, vì bobo rất nhạy cảm với kim loại.

Nước nuôi bobo

Bobo là một loài sinh vật rất nhạy cảm đối với môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước mà chúng sống. Các chất độc hại có thể gây tổn hại bobo bao gồm: nước rửa chén, xà phòng và các chất tẩy rửa khác.

Nếu nuôi bobo bằng nước máy, bạn cần xử lý triệt để Clo bằng cách phơi nắng nước từ 2 - 3 ngày trước khi sử dụng. Nếu bạn có điều kiện, hãy sử dụng nguồn nước sạch từ ao hồ, sông hoặc suối để nuôi bobo.

Mực nước trong ao nuôi bobo không nên quá sâu. Chiều cao lý tưởng của mực nước để nuôi bobo là từ 40cm đến 50cm. Điều này sẽ giúp Oxy hòa tan nhanh chóng trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của bobo.

Mực nước trong ao nuôi bobo không nên quá sâu. Ảnh: WIKICACANH

Ánh sáng và nhiệt độ khi nuôi bobo

Bobo cần sống ở nơi có ánh sáng ở mức trung bình nên bạn cần đặt hoặc chọn ao nuôi có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời vào khoảng 10 giờ sáng. Trong khi về chiều, nhu cầu ánh sáng của bobo sẽ giảm dần và cần có bóng râm vào buổi trưa. Để đảm bảo cân bằng độ pH trong hồ hoặc bể nuôi, bạn nên che mưa cho hồ hoặc bể nuôi của bobo.

Quy trình thả nuôi bobo

Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị như đã đề cập, chúng ta có thể tiến hành thả nuôi bobo vào hồ nuôi. Trước khi thả, hãy đảm bảo rằng nguồn nước đã được xử lý và đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn có thể sử dụng các loại phân chuồng hữu cơ để bón cho hồ nuôi như: Phân gà, phân heo, phân bò,...

Lưu ý: Bạn hãy sử dụng phân chuồng oai mục và phơi khô hoàn toàn để chúng có thể nổi trên mặt nước, hạn chế để phân chìm xuống đáy hồ bể. Việc làm ô nhiễm nguồn nước và sinh ra khí độc có thể làm bobo tử vong.

Tùy thuộc vào mật độ bobo trong hồ, chúng ta có thể sử dụng các lượng phân khác nhau để bón cho hồ nuôi bobo. Dưới đây là các giai đoạn bón phân cho hồ nuôi bobo bạn có thể tham khảo.

- Giai đoạn 1: Mới thả nuôi, lượng phân bón khoảng 0,5kg/m3 nước.

- Giai đoạn 2: Sau 1 tuần nuôi, lượng phân bón khoảng 1kg/m3 nước.

- Giai đoạn 3: Tuần thứ 2 về sau, trung bình 4 - 5kg/m3 nước.

Lưu ý:

- Phân phải là phân bò oai đã phơi khô.

- Thời gian bón phân trong 1 tuần.

- Mực nước trong ao/hồ nuôi đạt 50cm.

Môi trường nuôi bobo có thể là hồ đất hồ bạt nhựa. Ảnh: WIKICACANH

Thức ăn cho bobo

Bobo có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, từ rau cỏ đến phân súc vật. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thức ăn phù hợp sẽ phụ thuộc vào môi trường nuôi và vị trí nuôi của chúng.

Đối với người nuôi bobo tại gia đình, nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật để giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường nuôi và tránh tạo ra mùi khó chịu. Các loại thức ăn như men bột bánh mì, bột tảo, cỏ, rau lá xanh, hạt bông, cám gạo có thể được xay nhỏ và dùng làm thức ăn bổ sung cho bobo.

Đối với người nuôi bobo trong ao hồ với quy mô lớn, có thể sử dụng phân chuồng như phân gà, phân heo, phân bò để làm thức ăn cho bobo. Ngoài ra, cũng nên kết hợp với các loại thức ăn như đã đề cập ở trên để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng phát triển.

Thu hoạch bobo

Sau khi nuôi bobo trong 46 tuần, ta có thể thu hoạch bobo để dùng làm thức ăn cho cá cảnh. Để làm điều này, hãy tắt bộ lọc và máy oxy để mặt nước yên lặng và các mẩu thức ăn có thể chìm xuống đáy hồ. Sử dụng vợt lưới nhẹ nhàng để vớt các đám mây bobo màu nâu đỏ trên mặt hồ.

Sau khi đã vớt được lớp bobo từ hồ nuôi, cho chúng vào nước sạch để bảo quản và dùng làm thức ăn cho cá cảnh. Tuy nhiên, lưu ý không vớt quá 25% lượng Bobo đang sống trong hồ nuôi trong một ngày. Đảm bảo rằng chúng có thể tiếp tục sinh sản và phát triển trong hồ một cách bình thường.

Lưu ý khi nuôi bobo tại nhà

Khi nuôi bobo tại nhà, cần lưu ý sử dụng đồ che chắn để bảo vệ hồ chứa và chậu nuôi tránh khỏi muỗi sinh lăng quăng. Sau khi thu hoạch, bobo có thể được bảo quản trong thời gian dài bằng cách sấy khô hoặc cho vào ngăn đông của tủ lạnh.

Bobo có thể được sấy khô hoặc đông lạnh. Ảnh: GUPPY CITY

Nếu phát hiện có những loài săn mồi như thuỷ tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm trong hồ nuôi, bạn cần tiến hành xả bồn nuôi, làm sạch và tiêu diệt chúng để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản lượng bobo.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật nuôi bobo làm thức ăn cho cá cảnh. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thể tự nuôi bobo làm thức ăn cho hồ cá cảnh tại nhà một cách hiệu quả.

Đăng ngày 13/11/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 21:50 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 21:50 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 21:50 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 21:50 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 21:50 15/01/2025
Some text some message..