Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch đồng trong ao đất

Tại Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng thương phẩm trong ao đất với mật độ 40 con/m2. Đến nay mô hình đã mang lại kết quả thực sự khả quan, cá chạch sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (trên 85%) và đặc biệt phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương. Qua đây, Tepbac giới thiệu một số kinh nghiệm thực hiện mô hình này như sau:

cá chạch
Cá chạch bùn khi chuyển đi xa, người ta có thể ướp nước đá cho cá ngủ đông trong khoảng 5 tiếng đồng hồ.

1. Lựa chọn địa điểm ao nuôi

- Chọn ao nuôi có giao thông thuận tiện, đảm bảo an ninh. 

- Bờ ao chắc chắn, giữ được nước, có cống cấp và cống thoát nước. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước.

- Nguồn nước chủ động, cấp và thoát nước dễ dàng, không thiếu vào mùa khô và không bị ngập vào mùa mưa lũ. Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm do chất thải nông, công nghiệp và sinh hoạt.

- Ao nuôi có mực nước sâu trên 1m. 

2. Chuẩn bị ao nuôi

- Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và làm sạch cây cỏ thủy sinh trong và xung quanh ao.

- Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 10 - 20 cm. 

- Gia cố cống cấp, thoát nước và lưới chắn. Tu sửa lại những chỗ bờ ao bị sạt lở, rò rỉ, lấp hết hang hốc cua, rắn, chuột.

- Dùng vôi bột rải đều đáy và bờ ao với liều lượng từ 10 - 15 kg/100 m2 ao. Sau đó phơi ao 3 - 5 ngày.

- Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc, mực nước khoảng 50 cm rồi tiến hành gây màu nước.

- Sau 5 - 7 ngày, nước trong ao có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống.

3. Chọn và thả giống


Kích cỡ cá giống. Ảnh Thành Nguyên

- Cá giống phải có kích cỡ đồng đều (5 - 6 cm/con), không mất nhớt, không bị trầy xước, bơi lội linh hoạt, màu sắc sáng bóng, không có dấu hiệu bệnh tật

- Thả giống: mật độ thả phù hợp từ 30 - 50 con/m2. Thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi thả nên ngâm túi cá giống xuống ao khoảng 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ.

- Trước khi thả giống cần so sánh các yếu tố môi trường (pH, nhiệt độ,...) để điều chỉnh, tránh gây sốc cho cá.

4. Chăm sóc và quản lý

4.1. Thức ăn và cách cho ăn 

- Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, hàm lượng đạm từ 30 - 35%. Tùy vào kích cỡ của cá chọn lựa kích cỡ thức ăn viên cho phù hợp.

- Lượng thức ăn: 5 - 8%  trọng lượng thân cá/ngày.

- Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên lượng thức ăn cho ăn vào chiều tối chiếm 70 - 80% lượng thức ăn trong ngày. 

- Trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn với liều lương 3 – 5 g/kg thức ăn. Định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.

- Quan sát khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

4.2. Quản lý ao nuôi

- Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Cho cá ăn đầy đủ để cá lớn nhanh và tăng sức đề kháng, cá ít bị bệnh.

- Định kỳ thay nước trong ao để tránh bị ô nhiểm. Khoảng 5 – 7 ngày thay nước  một lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao.  Tùy vào độ lớn của cá mà thời gian thay nước rút ngắn.

- Định kỳ tháng/lần kiểm tra bệnh tật và tốc độ phát triển của cá.

- Trong mùa mưa đánh vôi 1- 2 lần/tháng, mùa nắng 1 lần/tháng  để phòng bệnh cho cá (khoảng 2 kg/100m2).

- Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá và có chế độ chăm sóc hợp lý.

- Trong ao nên thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn và tránh nóng, tránh rét cho cá.

- Làm rào chắn xung quanh ao nuôi để ngăn ngừa địch hại xâm nhập, tránh thất thoát.

5. Phòng bệnh

- Chọn địa điểm nuôi thích hợp, thiết kế công trình nuôi đúng kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch hoặc đã được xử lý.

- Cải tạo ao theo đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh ao thật kỹ sau mỗi vụ nuôi.

- Chọn cá giống tốt tại các cơ sở có uy tín và không mang mầm bệnh. 

- Thả nuôi với mật độ hợp lý.

- Cho cá ăn vừa đủ, tránh tình trạng thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

- Thường xuyên quan sát ao nuôi, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý thích hợp.

6. Thu hoạch

cá chạch
Cá thương phẩm. Ảnh Thành Nguyên

- Sau 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 30 - 40g/con thì tiến hành thu hoạch.

- Có thể thu một phần trong ao hoặc thu tất cả tùy theo nhu cầu thị trường.

- Thu toàn bộ cá trong ao bằng cách tháo cạn nước.

Đăng ngày 25/12/2021
Thành Nguyên
Kỹ thuật

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:20 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:41 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:41 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:41 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:41 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:41 18/02/2025
Some text some message..