Kỹ thuật quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển liên tục, trong số đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm nổi bật và mang lại nhiều nguồn thu nhất.

Tôm thẻ
Nuôi tôm thẻ chân trắng giúp mang lại hiệu suất và lợi nhuận cao cho bà con nông dân

Tổng quan về môi trường sống của tôm thẻ chân trắng 

Tôm thẻ chân trắng là một loài tôm có tính thích nghi cao. Chúng có thể sống trong môi trường tự nhiên có độ sâu từ 0 - 72m dưới đáy biển và thích nghi với độ mặn từ 0.5 đến 35 ppt (parts per thousand). Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng yêu cầu nước có nhiệt độ 6 - 40 độ C (tối đa 43.5 độ C) và khả năng sống trong môi trường nhiệt độ thấp của chúng khá là kém.  

Môi trường sống của tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sinh thái như chất lượng nước, dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm, v.v. Nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần được xử lý đúng cách để đảm bảo độ sạch và an toàn.

Việc kiểm soát nồng độ oxy hòa tan, độ pH và nhiệt độ của nước là rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, cần kiểm soát nồng độ muối, tạp chất và các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻTôm thẻ chân trắng cần một môi trường sống đặc biệt để phát triển tốt nhất. Ảnh: chuyengiatom.com 

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao 

Cải tạo ao và bón phân 

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, việc cải tạo ao nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống của tôm. Các nhà nông nên thường xuyên vệ sinh ao nuôi, tháo cạn nước, phơi ao từ 10 - 15 ngày sau đó cho nước ngập ao khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống hoặc chlorine từ 3 - 6 ngày.  

Tiếp theo tháo cạn nước trong ao rồi bơm nước sạch vào, sau đó rửa ao 3 lần, cuối cùng bơm nước vào đầy ao nuôi sâu khoảng 2m. Bên cạnh đó, bón phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1/9, lượng bón 1,5kg/ha để tạo màu cho ao nuôi và gây nuôi sinh vật thức ăn ban đầu cho tôm. Độ trong nên được điều tiết vào khoảng trên dưới 40cm. 

Thả tôm giống 

Việc chọn tôm giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài 1cm rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giống tôm. Mật độ thả giống nên là 15.000 con/ha và thời gian thả tôm giống vào buổi chiều, khi nhiệt độ trong ao mát. Người nuôi nên đứng ở đầu hướng gió và thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao nuôi. 

Quản lý ao nuôi hàng ngày 

Kiểm tra chất lượng nước: Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi tôm, điều tiết độ trong trên dưới 40cm, độ mặn từ 10 - 25% và giữ độ trong từ 40 - 60cm.  

Cho ăn: Cho ăn thức ăn dạng viên 2 - 4 lần/ngày, ban ngày 30% lượng thức ăn, ban đêm 70% lượng thức ăn. Mức cho ăn trước lúc tôm đạt cỡ 10g/con là 6,4% thể trọng tôm, tôm đạt cỡ 15g/con là 4,6% thể trọng tôm, tôm đạt cỡ 20g/con là 3,2% thể trọng tôm. 

Một lưu ý quan trọng trong việc quản lý ao nuôi tôm là cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm bằng cách đặt máy quạt nước trong các ao nuôi (trừ ao nuôi bán thâm canh). Máy quạt nước có tác dụng đảo đều nước và tạo thành dòng chảy tuần hoàn, giúp gom sạch chất thải và tạo môi trường nước sạch cho tôm phát triển và đạt được hiệu suất nuôi tốt.

Ao tômNgười nuôi nên cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho tôm bằng cách đặt máy quạt nước trong các ao nuôi 

Phòng và trị bệnh ở tôm 

Để đạt hiệu quả nuôi tôm, bà con nông dân phải biết cách giám sát và phát hiện tôm bị bệnh để xử lý chúng kịp thời. Sau đây là một số cách phát hiện bệnh ở tôm trong giai đoạn đầu tiên giúp cho bà con xử lý và chữa bệnh tôm kịp thời: 

Vỏ cơ thể: Nếu tôm vừa mắc bệnh hoặc đang bị bệnh, vỏ cơ thể sẽ chuyển sang màu sậm hoặc xám hơn thông thường, mất đi độ bóng, bị ăn mòn, giòn và có thể quan sát được các vảy lạ hình thành thành từng mảng trên vỏ hoặc cơ thể của tôm. 

Đuôi tôm: Khi tôm bị bệnh, đuôi sẽ nghiêng xuống và không còn mở rộng như tôm khỏe mạnh. Khi bóp nhẹ góc đuôi của tôm, đuôi chỉ mở ra một chút. 

Ruột tôm: Tôm bị bệnh nhẹ sẽ không ăn nhiều như bình thường và nếu nhiễm bệnh nặng chúng sẽ ngừng ăn. Khi quan sát ruột tôm bị bệnh, bà con sẽ thấy ruột của chúng bị rỗng và không có thức ăn. 

Mang tôm: Lúc bị bệnh, mang tôm sẽ có màu sắc khác thường. Mang sẽ chuyển sang các màu như: vàng, cam, nâu, đỏ... Mang sẽ hơi mềm và có mùi hôi, xảy ra tình trạng giữ nước. 

Chân bơi, chân bò của tôm: Bà con hãy kiểm tra thường xuyên xem có sẹo, trầy xước hoặc bẩn bám trên các vị trí đó hay không. 

Gan và lá lách: Nông dân có thể quan sát qua vỏ tôm hoặc mở vỏ ra để kiểm tra xem màu sắc và kích thước của gan và lá lách có thay đổi hay không. Khi nhiễm bệnh, các bộ phận này thường nhỏ và sậm màu hơn bình thường. 

Thu hoạch tôm

Vòng đời nuôi tôm kéo dài trong 63 ngày và sản lượng trung bình là 70 con tôm/1kg. 

Đăng ngày 07/03/2023
Đình Hiệp
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 17:18 31/05/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 17:18 31/05/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 17:18 31/05/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:18 31/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 17:18 31/05/2023