Kỹ thuật ương giống cá dìa bông trong ao

Năm 2020 Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Ương cá dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) từ 2 – 3 cm lên 5 – 7 cm trong ao”, cá sau khi ương đạt tỷ lệ sống trên 80%.

cá dìa bông giống
Cá dìa giống kích cỡ 2 – 3 cm. Ảnh NTN

Qua thực tiễn từ việc thực hiện mô hình, chúng tôi xin hướng dẫn một số kỹ thuật ương cá dìa bông từ kích cỡ 2 – 3 cm lên 5 – 7 cm để phục vụ cho việc nuôi thương phẩm đạt hiệu quả cao hơn.

1. Chuẩn bị ao ương

- Diện tích ao ương tốt nhất từ 500 – 1.000 m2, độ sâu ao ương từ 1,2 – 1,5 m.

- Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp hết hang hốc, đắp sửa những chỗ bị sạt lở.

- Vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao với liều lượng khoảng 7 – 10 kg/100 m2. Sau đó phơi đáy ao từ 1 đến 2 ngày.

- Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc để ngăn ngừa địch hại cho cá. Khi mức nước ao đến độ sâu 1 – 1,2 m thì tiến hành gây màu nước. Độ mặn duy trì 15‰ - 28‰, nhiệt độ nước từ 27 – 31C.

2. Chọn và thả giống  

- Cá giống phải có kích cỡ đồng đều (2 – 3 cm/con), có màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật. 

- Mật độ thả ương từ 6 con/m2

- Tốt nhất nên thả cá vào lúc sáng sớm.

3. Thức ăn và quản lý thức ăn

- Sử dụng thức ăn công nghiệp độ đạm >40 %, cho ăn theo nhu cầu ăn của cá. 

- Cho cá ăn 3 – 5 lần/ngày, với khối lượng thức ăn chiếm 3 – 5 % trọng lượng thân cá.

- Thường xuyên kiểm tra khả năng sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

- Lượng thức ăn dùng để ương 1.000 con cá giống: ngày đầu tiên khoảng 50 g, tổng khối lượng cho 60 ngày ương khoảng 8,5 kg.

4. Chăm sóc và quản lý

- Thay nước theo nước thủy triều hoặc bơm, đảm bảo các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, NH3, Oxy, pH đạt trong ngưỡng thích hợp.

- Bổ sung vitamin cho cá ăn và men vi sinh để cải thiện môi trường ao ương.

- Hằng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và đạt hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra, quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng.

-  Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời cho nước mới vào ao và tạm thời ngừng cho cá ăn.

5. Phòng và trị bệnh

- Trong khi ương, tiến hành khử trùng nước ao bằng cách dùng vôi bột hoà nước rồi tạt đều khắp mặt ao với liều lượng 1,5 – 2,0 kg/100 m3 nước ao. Có thể dùng chế phẩm vi sinh hoặc formalin xử lý và khử trùng nước ao nuôi để phòng bệnh cho cá.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao để đảm bảo giữ nguồn nước ao trong sạch. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Thu hoạch

- Sau khoảng 60 ngày ương, cá, đạt kích cỡ 5 – 7 cm thì tiến hành thu hoạch cá giống chuyển sang nuôi thương phẩm hoặc bán cho thị trường.

- Tỷ lệ sống của cá ương trong giai đoạn này ít nhất đạt 50%. 

Đăng ngày 25/02/2022
NTN @ntn
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:44 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:44 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:44 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:44 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:44 29/03/2024