Lá cây Trà mủ giảm thiệt hại bệnh do vi khuẩn trên cá

Một nghiên cứu thực tế mới đây mang đến cho người nuôi và các nhà khoa học về một nguồn nguyên liệu mới có khả năng ứng dụng cao tại Việt Nam.

Lá cây giá và bệnh do vi khuẩn trên cá
Cây trà mủ

Cá là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của con người. Chúng có đặc tính dinh dưỡng và có hiệu quả sản xuất cao hơn so với các hệ thống sản xuất động vật khác; do đó, chung xứng đáng được chú ý nhiều hơn trong các chính sách thực phẩm (FAO, 2016). 

Bệnh là một trở ngại chính đối với quá trình nuôi trồng thủy sản và cản trở phát triển kinh tế ở nhiều nước (Subasinghe và cộng sự, 2001). Một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với con người và động vật là vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Ma và cộng sự, 2016). Vi khuẩn gây ra vấn đề rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, liên tục đe dọa tính bền vững của ngành nuôi cá toàn cầu. Vì quá trình sản xuất bị cản trở bởi tỷ lệ chết cao của cá do S. agalactiae gây ra, nông dân thường sử dụng kháng sinh để điều trị và chống lại các bệnh do vi khuẩn này. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục các hợp chất kháng sinh này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau; ngoài ra, còn phát triển tính kháng vi khuẩn của mầm bệnh. 

Là một liệu pháp thay thế cho thuốc kháng khuẩn thông thường, thảo dược đã được sử dụng rộng rãi trong thú y và y học của con người. Ngày nay, thảo dược cũng có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản như các tác nhân dự phòng và điều trị chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, kháng khuẩn, kháng nấm và ký sinh trùng.

Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng các sản phẩm thực vật tự nhiên của rừng ngập mặn như cây Trà Mủ Excoecaria agallocha trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây bệnh do nó có chứa các đặc tính kháng khuẩn và tiềm năng điều trị lớn. Cây giá ở Việt Nam còn được gọi là cây mù mặt hay cây Trà mủ. Chiết xuất lá Trà mủ E. agallocha đã cho thấy có chúng có chứa một số hợp chất peptid có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách kích thích thành tế bào và làm đông các protein của vi khuẩn. Laith và cộng sự (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất lá Trà mủ E. agallocha trên những thay đổi hình thái của vi khuẩn Elizabethkingia meningoseptica thông qua quan sát quá trình chuyển hóa và quan sát kính hiển vi điện tử. Nghiên cứu của họ đã chứng minh các cơ chế mà theo đó lá Trà mủ E. agallocha làm cho khuẩn lạc E. meningoseptica xuất hiện dưới dạng không đều và không đồng nhất, đó là do sự thay đổi sinh hóa trong cấu trúc thành tế bào và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

 

Cây Trà mủ hay còn gọi là giá - thực vật phổ biến ở rừng ngập mặn Việt Nam. Ảnh: Phùng Mỹ Trung/vncreatures

Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tiềm năng của chiết xuất methanol từ lá cây Trà mủ E. agallocha trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng làm tăng tỷ lệ kháng bệnh của cá rô phi O. niloticus đối với S. agalactiae.

Hiệu quả của lá cây Trà mủ đối với cá

Cá được chia thành 6 nhóm; nhóm 1-5 được cho ăn với chiết xuất lá E. agallocha ở mức 10, 20, 30, 40 và 50 mg/kg, tương ứng. Nhóm 6 được cho ăn không bổ sung chiết xuất và là nhóm đối chứng. Chiết xuất lá Trà mủ được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chế độ ăn cá trong 28 ngày và các chỉ tiêu huyết học, miễn dịch học và tăng trưởng được thực hiện. Cá bị nhiễm S. agalactiae với liều 15 × 105 CFU/mL và tổng số bạch cầu (WBC), thực bào và hoạt động hô hấp của bạch cầu, hoạt tính diệt khuẩn huyết thanh, lysozyme, protein tổng, albumin và mức globulin được theo dõi và tỷ lệ tử vong được ghi nhận trong 15 ngày sau khi nhiễm bệnh. 

Kết quả cho thấy rằng cá được cho ăn với liều 50 mg/kg của chiết xuất lá Trà mủ giúp tăng cường bạch cầu tổng số (WBC), phagocytic, hô hấp của bạch cầu, các hoạt động diệt khuẩn và lysozyme trong ngày 28 và vào ngày thứ 3, 6, 9, 12 và 15 sau khi thách thức với S. agalactiae so với nhóm đối chứng. 

Protein tổng số và albumin không được tăng cường bởi chế độ ăn có bổ sung lá Trà mủ E. agallocha. Chiết xuất lá Trà mủ cũng đồng thời tăng cường tỷ lệ sống của cá sau khi thử nghiệm với vi khuẩn gây bệnh là S. agalactiae. Tỷ lệ chết cao nhất (97%) được quan sát thấy ở nhóm cá đối chứng và tỷ lệ chết thấp nhất (27%) được quan sát thấy ở nhóm được cho ăn với chiết xuất 50 mg/kg. 

Kết luận

Các kết quả phân tích trên đây cho thấy rằng lượng thức ăn có bổ sung chiết xuất methanol của lá Trà mủ E. agallocha trong cá rô phi đã làm tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh của cá đối với mầm bệnh từ vi khuẩn S. agalactiae. Đây là một loài cây khá gần gũi với các vùng đất có hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có Việt Nam. Những thông tin trên đây cung cấp cho chúng ta một loại chiết xuất từ lá cây giúp động vật thủy sản phát triển tốt hơn trước sự đe dọa của các mầm bệnh nguy hiểm. 

Đăng ngày 13/09/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Xu hướng thức ăn thay thế trong nuôi trồng thủy sản: Côn trùng, Vi tảo và lợi ích bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh chóng đang đối mặt với một thách thức cốt lỗi và ngày càng cấp bách đó chính là sự thuộc quá lớn vào nguồn thức ăn truyền thống, đặc biệt là bột cá và dầu cá. Để giải quyết khó khăn này, nhiều nguồn protein thay thế như côn trùng và vi tảo đang nổi lên như những ứng cử viên sáng giá.

Thức ăn thủy sản
• 10:27 11/06/2025

Tái sử dụng phụ phẩm chế biến thủy sản, nâng giá trị, giảm lãng phí

Mỗi năm, ngành chế biến thủy sản Việt Nam tạo ra hàng triệu tấn phụ phẩm như đầu, xương, da cá, vỏ tôm, nội tạng… Song phần lớn trong số này chưa được tận dụng hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng, việc tái chế phụ phẩm thủy sản thành các sản phẩm có giá trị đang mở ra nhiều cơ hội. Bài viết phân tích tiềm năng, các hướng đi tiêu biểu và những rào cản trong việc khai thác nguồn tài nguyên quý giá này.

Vỏ tôm
• 15:17 09/06/2025

Bronopol trị bệnh gì?

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm, cá phát triển mạnh, nhưng cũng kéo theo nhiều bệnh do nấm gây ra trong ao nuôi. Để xử lý, nhiều bà con đã tin dùng Bronopol – một loại hóa chất diệt khuẩn hiệu quả trong thủy sản. Vậy Bronopol trị bệnh gì và dùng sao cho đúng? Bài viết sau sẽ giải đáp rõ ràng, dễ hiểu để bà con tham khảo.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:39 29/05/2025

Bí quyết xử lý nước bằng thuốc tím mà người nuôi cần biết

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì chất lượng nước ao và kiểm soát dịch bệnh là yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Một trong những giải pháp thường được áp dụng để xử lý nước và phòng ngừa mầm bệnh chính là thuốc tím, hay còn gọi là kali permanganat (KMnO₄). Với đặc tính oxy hóa mạnh, hợp chất này mang lại nhiều lợi ích thiết thực nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm.

Thuốc tím
• 09:00 17/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:41 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 04:41 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 04:41 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:41 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 04:41 15/06/2025
Some text some message..