Lá chắn xanh ngăn sóng biển

Tháng 9-2007, đoạn đê biển ở ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị sóng biển đánh vỡ. Sự cố này đã làm xáo trộn đời sống của nhiều người dân địa phương trong thời gian dài do nước biển tràn vào…Vậy từ đó đến nay, địa phương này làm gì để chắn sóng biển, phòng vỡ đê?

rừng chống xói mòn
Trồng rừng chống xói lở ở Vàm Rầy

Phập phồng lo xói lở

Nông dân ấp Vàm Rầy sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, rau màu, nuôi thủy sản... Thế nhưng, bị xói lở liên tục với tốc độ tới 10m mỗi năm nên việc làm ăn bị ảnh hưởng nặng. Năm 2007, đoạn đê vỡ thẳng trước cửa nhà bà Đỗ Kim Thu khiến gia đình bà một phen kinh hoàng. Trong trí nhớ của bà Thu, hồi ấy gia đình mất tất cả, từ vườn xoài, ao cá, rau màu không còn.

Cách nhà bà Thu vài trăm mét là nhà của bà Lâm Thị Nga. Đê vỡ ngay thời điểm bà đang nuôi cá chẽm nên cá thoát đi hết, gia đình bị thiệt hại nặng. Trong xóm có nhiều người nuôi tôm, cá, trồng lúa, cây ăn trái… cũng bị mất sạch. Khổ nhất là trẻ con đi học rất vất vả. Lúc đi chúng mặc quần áo sạch, khi về lem luốt vì sình đất. Người dân địa phương cho biết, gần chục năm trở lại đây, biển đã lấn vào đất liền hơn 50m, nước biển cũng dâng cao hơn. Tại khu vực này, trước kia có cánh rừng ngập mặn nhưng rừng bị tàn phá do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc mưu sinh của người dân gây ra.

Với hơn 200km bờ biển, Kiên Giang là tỉnh có bờ biển dài nhất khu vực ĐBSCL. Hiện Kiên Giang đang đối mặt với những nguy cơ lớn do tình trạng lở đê, dẫn tới xâm nhập mặn. Những con đê cứ được đắp lên lại bị sóng lôi ra biển, chi phí xây những con đê bê tông vừa quá đắt với khả năng của địa phương. Các nhà khoa học cho rằng, chi phí làm 1km đê bê tông có thể lên tới 30 tỷ đồng nhưng cũng không an toàn nếu không có rừng bảo vệ.

Dự án khả thi

Một giải pháp được xem hữu hiệu là trồng rừng ngập mặn để hạn chế sóng biển. Bà Võ Thị Kim Thông, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ ấp Vàm Rầy, kể: “Sau khi mất đê, đất đai bị nhiễm mặn khiến người dân không thể canh tác, nên khi có dự án trồng rừng ngập mặn là người dân ở đây đồng ý ngay. Chị em phụ nữ tham gia trồng và chăm sóc rừng... Hiện nay, ngoài hưởng lợi từ sản xuất, chị em còn được giao bảo vệ rừng và được khai thác hải sản trên chính diện tích rừng được giao khoán. Nhiều hộ dân còn mạnh dạn đầu tư trồng trọt, nuôi thủy sản… cho thu nhập bình quân 40 triệu đồng/ha/năm”.

Chỉ vài năm nữa, những cánh rừng ngập mặn này sẽ cao lớn. Điều đó có nghĩa con đê biển bên trong sẽ được bảo vệ. Cách làm ít này tốn kém chi phí và còn thân thiện với môi trường. Ông Giang Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất, cho biết: “Xây dựng lại đê biển, trồng rừng tái sinh ở Vàm Rầy là việc làm cần thiết để bảo vệ sản xuất và dân sinh ven biển. Muốn bảo vệ được con đê này thì nhất thiết phải bảo vệ được rừng phòng hộ ven biển. Những cánh rừng được xem như lá chắn sóng, gió bão. Nơi nào hình thành rừng phòng hộ tốt, nơi đó đời sống và điều kiện sản xuất của người dân được đảm bảo”.

Theo ông Huỳnh Hữu Dư, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, bây giờ những cây mắm, cây đước xanh mướt đã cao gần 2m, trong khi cây con vẫn tiếp tục được ươm trồng. Rừng đã lên xanh ở ngay vùng bị xói lở mạnh trước đây và một số loài cá, nhuyễn thể đã xuất hiện trong vùng dự án. Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, bộc bạch: “Kế hoạch tới năm 2020 sẽ triển khai hàng rào chắn sóng dọc bờ biển Kiên Giang, phát triển thêm 610ha rừng bảo vệ đất liền, trong đó có 100ha gây bồi tạo bãi và 510ha rừng ngập mặn. Hy vọng tấm lá chắn thiên nhiên này sẽ bảo vệ đất liền không bị xâm thực, xâm nhập mặn; từ đó góp phần ổn định đời sống người dân”.

Từ mô hình ở Vàm Rầy. Mới đây, Chính phủ Đức và Australia đã ký kết tài trợ 39,4 triệu USD để chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học ở 5 tỉnh là An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, dựa trên mô hình thành công bước đầu ở Vàm Rầy. Theo đó, giai đoạn đầu dự án của chú trọng xây dựng mô hình phục hồi rừng cho cộng đồng, còn giai đoạn hai sẽ tập trung cải thiện sinh kế cho người dân.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 02/05/2016
Đăng ngày 03/05/2016
Vĩnh Thuận
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 15:57 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 15:57 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 15:57 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:57 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 15:57 22/12/2024
Some text some message..