Lạ mà hay: Cho cá trê thở ôxy sạch, lão nông đút túi tiền tỷ

Bằng cách cho cá trê bột thở ôxy sạch, lão nông Hoàng Minh Đức (ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) vừa hạn chế thất thoát trong khâu ương nuôi cá mà còn có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Lạ mà hay: Cho cá trê thở ôxy sạch, lão nông đút túi tiền tỷ
Ông Ba Đức (phải) thăm trại ương cá giống từ cá bột. Ảnh: T.Đ

Bí quyết có một, không hai

Trong giới ương cá nổi danh ở Sài thành, ngoài ông Châu Tống, ông Thi..., phải kể đến lão nông Hoàng Minh Đức (Ba Đức). Những chuyên gia ương cá này mỗi năm dễ dàng kiếm tiền tỷ nhờ khả năng thích ứng thị trường và sáng tạo trong công việc.

"Cá bột của ông Hoàng Minh Đức chất lượng khá tốt, được nông dân TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận rất tín nhiệm mua về sản xuất. Ông Đức là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của TP.HCM. Trại ương cá của ông là mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị của thành phố”.

Ông Phạm Phú Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi

Tốt nghiệp Khoa Thủy sản (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM), ông Ba Đức về làm cán bộ nghiên cứu cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Đến ngày về hưu, tưởng ông “gác kiếm” nghề ương cá giống, ai dè ông mua 5.000m2 đất ruộng ở xã Thái Mỹ rồi lao vào tiếp tục nghề ương cá giống “kiếm cơm”.

“Mình xuất thân từ người ương cá giống, không sống được với nghề thì làm gì sống? Ban đầu, tôi nghĩ làm nghề cá chắc không giàu, nhưng chắc cũng không đến nỗi chết đói” - ông Ba Đức thổ lộ.

Thế là, dù nhà ở quận Thủ Đức, ông vẫn lặn lội về huyện Củ Chi cách mấy chục km  để làm ao ương cá. Từng ương giống cá mè, chép, tra… tại viện nghiên cứu, thế nhưng, khi bước ra tự ương cá giống, ông Ba Đức cũng phải “lên bờ, xuống ruộng”, nếm trải không ít thất bại.

“Ương cá giống không dễ như nhiều người tưởng, nhiều yếu tố thấy rất nhỏ nhưng nếu chủ quan là có thể hỏng cả mẻ cá. Tôi tuy xuất thân là chuyên gia ương cá giống, nhưng không ít lần cá giống chuẩn bị xuất trại thì chết hết. Chỉ có thể khẳng định, rủi ro, thất bại trong ương cá giống của tôi ít hơn những người khác nhờ kiến thức có được” - ông bộc bạch.

Hiện, trại của ông Ba Đức có 6 hồ ương cá giống, mỗi hồ rộng 600m2. Thường với mỗi diện tích hồ như thế các chủ trại ương cá giống khác chỉ đổ khoảng 300.000 con cá giống, nhưng ông Ba Đức đổ dày đến gấp đôi.

Để cá giống sống được với mật độ dày như vậy, tất nhiên ông phải xả, lọc nước và dùng ôxy “sạch” để cho cá thở. “Xung quanh khu vực trại cá, nông dân trồng hoa màu rất nhiều. Họ phun thuốc hóa học để trừ sâu bệnh. Vô hình trung không khí đã đưa chất này vào trại cá. Thế là tôi thiết lập hệ thống khử độc không khí 24/24 giờ cho trại trước khi đưa không khí vào cho cá thở. Tôi nghiệm thấy từ khi làm thế, hiếm khi xảy ra việc hư hỏng cá giống” - ông Ba Đức tiết lộ.

Giúp nhà nông có con cá khỏe

Hiện nay, ông Đức chủ yếu ương cá trê lai phi. Theo ông, đó là do nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế của trê phi lai cao hơn các loại giống thủy sản khác. Giống cá trê ông ương không chỉ đạt tỷ lệ thành công cao, mà chất lượng cá giống còn rất tốt. Có ao chỉ đổ 300.000 cá bột nhưng khi thu hoạch lên đến 2-3 tấn cá.

ương cá trê, ương nuôi cá trê, nuôi cá, bí quyết nuôi cá, nuôi cá trê, nông dân làm giàu

Ông Ba Đức đang kiểm tra cá bố mẹ trước khi lấy trứng cho ương cá bột. Ảnh: T.Đ

Thị trường tiêu thụ cá giống của yếu của trại Ba Đức ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Mỗi năm ông xuất bán hơn 100 triệu con cá giống. Theo ông Đức, cá giống ương từ 1,5 - 2 tháng là có thể xuất trại. “Tôi lấy chữ tín mà đảm bảo với nông dân. Hơn chục năm nay, chưa bà con nào mua cá bột của tôi mà nuôi thua lỗ” - ông thổ lộ.

Để có cá giống tốt, ông tự nuôi cá bố mẹ. Hiện, tại khu đất của gia đình, ông bố trí 4-5 ao nuôi cá bố mẹ.  Tiếng lành đồn xa, giờ xung quanh trại ương cá trê bột của ông Ba Đức có hơn 20 hộ từ tỉnh Trà Vinh đến thuê đất nuôi cá. Họ lấy cá trê bột của ông nuôi thành cá giống rồi bán lại cho các hộ nuôi cá trê thịt từ các tỉnh, thành lân cận, hoặc làm cá phóng sinh cho những người có tâm thiện lành.

Anh Thạch Diện (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết, anh đến đây thuê đất làm 3 ao nuôi cá gần 5 tháng trước. Sau vụ đầu vụ nuôi cá trê lai phi, anh lời được 50 triệu đồng.

“Nghe tiếng ông Ba Đức ương cá bột tốt, theo lời rủ rê của anh em trong ấp, tôi lên TP.HCM mua cá bột của ông Đức để nuôi cá giống bán. Ở Trà Vinh chưa có thị trường, lại cũng chưa có trại ương cá bột nên chúng tôi phải lên đây làm. Cá bột của ông Ba Đức chất lượng tốt nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất” - anh Thạch Diện cho biết.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 02/05/2019
Trần Đáng
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:42 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:42 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:42 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:42 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 02:42 16/11/2024
Some text some message..