Lạ mà hay: Trang trại tận thu chất thải của tôm để nuôi cá kèo

Anh Long Văn Nghĩa (thành phố Bạc Liêu) hiện ứng dụng nuôi tôm biofloc trong bể tròn vách đứng để tận thu chất thải làm thức ăn nuôi cá kèo.

Trang trại tận thu chất thải của tôm để nuôi cá kèo
Hệ thống 4 hồ nuôi hình tròn có lưới che nhìn từ trên cao của anh Long Văn Nghĩa. Ảnh: Bizmedia

Anh Nghĩa giải thích, con tôm chỉ hấp thu tối đa 38% thức ăn, hơn 60% còn lại là nitro bị thải ra môi trường - nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Trong khi đó, cá kèo ăn tạp, chủ yếu thức ăn là chất hữu cơ phân hủy nên có thể sử dụng lại phân tươi của tôm thu gom hàng ngày làm thức ăn.

Từng là kỹ sư thủy sản, nuôi tôm từ năm 2002 đến nay, anh Nghĩa đã nuôi tôm trong ao nền đất, ao lót bạt (vẫn là nền đất, lót thêm bạt HDPE ở đáy ao), nhưng theo anh mô hình hồ nuôi tròn đến nay cho hiệu quả tích cực hơn hẳn.

Hiện, hệ thống ao nuôi của anh Nghĩa hiện gồm 4 hồ nuôi dạng tròn. Diện tích mặt nước khoảng 500 m2 một hồ. Các hồ lót bằng bạt nhựa HDPE một ly độ bền lý thuyết khoảng 10 năm.

Anh dùng bể tròn, vách đứng để nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ biofloc. Như vậy vừa thu được sản lượng tôm lớn, dễ gom chất thải hàng ngày để tận dụng nuôi cá kèo, đồng thời có thể tái sử dụng gần như toàn bộ nguồn nước.

Anh Nghĩa cho biết hồ nuôi hình tròn, vách đứng có nhiều ưu điểm. Hình dáng tròn và vách đứng khiến quạt gió chạy tạo thành lực ly tâm đẩy vỏ tôm lột, phân tôm, thức ăn thừa vào giữa hồ, dễ thu gom, làm sạch. Ngoài ra, vách đứng làm cho tảo ít bám vào vách, ao nuôi sạch hơn, tôm ít ăn tảo và các chất bám ở thành bể.

Đồng thời, quạt gió giúp tạo dòng chảy liên tục khiến các vi sinh lơ lửng liên tục trong nước, đáp ứng yêu cầu của phương pháp biofloc. Đây là cách nuôi tôm không sử dụng hóa chất mà dùng hệ vi sinh bổ sung vào nước để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh, đồng thời làm sạch môi trường nước và hạn chế chất độc có trong nước sinh ra từ thức ăn dư thừa, phân tôm.


Theo anh Nghĩa, hồ nuôi tôm hình tròn có nhiều ưu điểm. Ảnh: Bizmedia

Phía trên hồ nuôi tôm có giăng lưới che để giảm bớt 1/3 ánh sáng đảm bảo cho quy trình biofloc và các vi sinh phát triển. Ngoài ra, lưới bằng HDPE có khả năng phản nhiệt, hạn chế côn trùng, chim tấn công hồ nuôi.

Đáy hồ nuôi tôm bố trí hệ thống hút gom chất thải, có nhiệm vụ hàng ngày hút, xả để gom phân tôm lại và chuyển sang ao nuôi cá. Nhờ nước được làm sạch thường xuyên nên tới cuối vụ tôm có thể tái sử dụng nguồn nước này cho vụ nuôi tiếp theo.

Anh Nghĩa kể lại, giai đoạn đầu, anh nuôi tôm ao đất, rất khó quản lý môi trường, thất bại nhiều. Tới ao đất lót bạt thì khi môi trường bên ngoài biến động lớn cũng dễ thất bại. Từ khi chuyển sang hồ nuôi này, tỷ lệ thành công là trên 90%.

Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi hồ nuôi cũng phải ít nhất 150 triệu đồng một năm bao gồm cả bạt, khung sắt, thức ăn, vi sinh, khoáng bổ sung. Ngoài ra, khi nuôi siêu thâm canh, người nuôi cần đầu ra ổn định để có thể đáp ứng chi phí.

Đồng thời, mật độ nuôi tôm cao nên mỗi bể hàng ngày đều được lấy mẫu kiểm tra hàm lượng khoáng chất (Ca, Mg...) và độ pH. Đây là các chỉ tiêu quan trọng giúp theo dõi sức khỏe tôm để tính toán tỷ lệ thức ăn và bổ sung khoáng, vitamin C hay lượng vi sinh kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh.


Anh Long Văn Nghĩa đang kiểm tra sức khỏe tôm. Ảnh: Bizmedia

Ngoài ra, theo anh nghĩa, khi thiết kế hệ thống ao nuôi tôm, tỷ lệ ao nuôi và ao xử lý nước nên là 20-80%, như vậy mới đủ khả năng xử lý nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm môi trường.

Với 4 hồ nuôi tôm tổng diện tích mặt nước 2.000 m2, anh Nghĩa có 8.000 m2 các ao phụ trợ để xử lý nước sau mỗi vụ nuôi để quay vòng tái sử dụng nước. Hệ thống xử lý nước gồm gồm ao lắng thô thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hai ao sẵn sàng trước khi châm nước vào ao nuôi.

Trong nuôi tôm, nguồn chất thải là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Mô hình này được anh Nghĩa áp dụng hơn một năm nay không chỉ giúp làm sạch nước, có thêm thu nhập từ cá kèo mà còn giảm chi phí xử lý chất thải nuôi tôm.

VnExpress
Đăng ngày 14/08/2018
Hương Giang
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 05:04 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 05:04 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 05:04 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 05:04 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 05:04 27/11/2024
Some text some message..