Lai dắt tàu cá trú nạn ở Hoàng Sa

Ngày 8.1, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây nguyên cho biết, tàu cá bị nạn QNg 92366 đã được tàu cá đồng hương của tỉnh Quảng Ngãi QNg 92912 ứng cứu, lai dắt vào trú nạn ở vùng biển gần đảo Bom Bay (thuộc quần đảo Hoàng Sa) an toàn.

Ngư dân neo đậu tàu thuyền ở Âu thuyền Thọ Quang, TP.Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú
Ngư dân neo đậu tàu thuyền ở Âu thuyền Thọ Quang, TP.Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú

Trước đó, ngày 7.1, tàu cá QNg 92366 có 10 ngư dân do ông Trần Bê (trú xã Nghĩa An, H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, khi đang hành nghề lưới chuồng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bị hỏng máy (gãy trục láp).

Nhận tin báo, tàu cá QNg 92912 (10 ngư dân) do ông Cao Văn Thành ở cùng quê đã tiếp cận, kéo tàu bị hỏng vào neo đậu ở vùng biển gần đảo Bom Bay để tránh trú gió và khắc phục sửa chữa hư hỏng.

Hiện 2 tàu cá đang neo đậu tại tọa độ 16,01 độ vĩ bắc, 112,26 độ kinh đông trong điều kiện có gió cấp 6, cấp 7.

Trong khi đó, tàu cá QB 93469 (8 ngư dân) do ông Nguyễn Đức Thắng (trú thôn Tân Định, xã Quảng Minh, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) làm thuyền trưởng vẫn mất tích (mất liên lạc từ ngày 30.12.2012).

Tính đến 22 giờ đêm 7.1, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã thông báo và hướng dẫn cho 4.343 tàu/31.652 lao động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 1 (Sonamu) để chủ động phòng tránh.

Trong đó, khu vực quần đảo Trường Sa có 505 tàu/4.731 lao động của các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa đang hoạt động, nhiều nhất là 250 tàu/1.753 lao động của Bình Định.

Hồi 4 giờ ngày 8.1, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 6,0 độ vĩ bắc, 108,0 độ kinh đông, cách Côn Đảo khoảng 340 km về phía nam - đông nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng nam - tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4 giờ ngày 9.1, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4,4 độ vĩ bắc, 107,6 độ kinh đông, cách Côn Đảo khoảng 480 km về phía nam - đông nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 8.

 

Thanh niên
Đăng ngày 08/01/2013
Nguyễn Tú
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:08 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:08 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:08 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:08 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:08 27/11/2024
Some text some message..