Lãi tiền tỷ nhờ nuôi cá hồi Sapa

Với giá bán 280.000 - 400.000 đồng một kg, nghề nuôi cá hồi mang lại doanh thu cả tỷ đồng cho nhiều hộ gia đình ở Sapa, Lào Cai.

Nuôi cá hồi Sapa
Mô hình nuôi cá hồi đang mang lại nguồn lợi kinh tế cao ở Sapa. Ảnh: sapajadehillresort.

Sapa là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc nước ta. Với độ cao 1.500-1.600 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm ở đây đạt 15,3 độ C. Xứ sở sương mù của Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh với các giống cá hồi, cá tầm.

Hiện, hình thức nuôi cá hồi được áp dụng tại các cơ sở ở Sapa là trứng cá đã thụ tinh nhân tạo từ châu Âu nhập về và tiến hành nuôi thả trong môi trường nước lạnh khoảng 1,5 đến 2 tháng. Sau đó, trứng sẽ nở thành cá con. Cá con được ươm giống cho đến khi đạt khoảng 30 gram thì chuyển ra hồ nuôi thương phẩm.

Nước để nuôi cá hồi phải là nguồn nước lạnh và sạch. Môi trường sinh trưởng của cá cần có dòng nước chảy, do vậy, các bể nuôi thường được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối. Người nuôi sẽ sử dụng ống dẫn nước từ đầu nguồn về qua hệ thống bể lọc trước khi vào bể.

Bể ở đây có thiết kế hình lòng chảo, gồm đầu cấp và thoát nước tạo thành dòng chảy liên tục. Dòng chảy này vừa tạo ra môi trường sống gần với tự nhiên của cá hồi, đồng thời giúp nước trong bể luôn sạch sẽ, không bị ứ đọng chất thải. Nguồn nước thải sẽ được đựng trong một bể lắng để xử lý trước khi trả về môi trường tự nhiên.

Sau khoảng 6 tháng nuôi, cá hồi đạt trọng lượng 0,6-1 kg mỗi con. Sau 2 năm, khối lượng này có thể tăng đến 1,8-2,5 kg mỗi con. Năm 2015, toàn huyện Sapa có hơn 30 cơ sở nuôi cá nước lạnh với diện tích mặt nước khoảng 1,7 ha, tập trung ở xã Bản Khoang, Tả Van, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Lao Chải, San Sả Hồ, thị trấn Sapa. Hiện nay, tổng sản lượng cá hồi của địa phương đạt khoảng 700 - 800 tấn mỗi năm.

Với giá bán 280.000 - 400.000 đồng một kg, cá hồi mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho các cơ sở nuôi. Cụ thể, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Phương ở tổ 13, thị trấn Sapa thu về hơn 700 triệu đồng; ông Nguyễn Thái Dương ở thị trấn Sapa thu nhập bình quân hơn một tỷ đồng; anh Nguyễn Thái Thịnh, ở tổ 7, xã Tả Phìn thu lãi khoảng 1,3 tỷ đồng...

VNExpress
Đăng ngày 11/03/2017
Theo Từ Ngọc Anh
Nuôi trồng

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đối đầu nhiều thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

Tôm thẻ
• 09:46 16/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:03 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:03 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:03 18/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:03 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:03 18/10/2024
Some text some message..