Làm chủ đội tàu công suất lớn hoạt động hiệu quả

Ở tuổi 38, ngư dân Nguyễn Văn Tình, xã Phổ Châu (Đức Phổ) đã chỉ huy và dẫn dắt 5 chiếc tàu có tổng công suất trên 3.500CV hoạt động rất hiệu quả.

Làm chủ đội tàu công suất lớn
Một trong 5 chiếc tàu của anh Tình cập cảng để xuất bán sản phẩm.

“Gia đình có truyền thống đi biển, nên từ nhỏ, tôi đã trở thành bạn tàu của cha mình. Điều này giúp tôi tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, để quản lý và phát triển nghề biển của cha ông để lại”, ngư dân Nguyễn Văn Tình bộc bạch.

Nhờ kinh nghiệm và tâm huyết với nghề biển mà từ “của hồi môn” là 3 chiếc tàu công suất nhỏ, chỉ sau 5 năm, anh Tình đã phát triển thành đội tàu 9 chiếc, trở thành người sở hữu nhiều tàu nhất tỉnh vào thời điểm cuối năm 2016. Tuy nhiên, do số lượng tàu lớn, nên việc quản lý khó khăn; cộng với công suất mỗi chiếc tàu chỉ ở mức trung bình (300-400CV/chiếc), nên hiệu quả hoạt động không cao. Vì vậy, giai đoạn 2017 – 2018, anh Tình quyết định giảm đội tàu còn 5 chiếc, nhưng công suất mỗi chiếc tàu được nâng lên trên 700CV, được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của 5 chiếc tàu, anh Tình đã giao cho những ngư dân mà anh tin cậy làm thuyền trưởng và quản lý. Tiêu chuẩn chọn thuyền trưởng cho các tàu cá của anh Tình không dựa vào quan hệ họ hàng, mà là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm quản lý và hiệu quả công việc. Các thuyền trưởng được giao việc tuyển chọn thuyền viên và sắm tổn.

Còn các hoạt động khai thác thủy sản trên biển, liên hệ thương lái để bán sản phẩm; lựa chọn tàu nào xuất bến, tàu nào cập bến và cập ở cảng cá nào, nhận tổn ở đâu... đều do anh Tình quyết định. Bên cạnh đó, việc giám sát và theo dõi hành trình khai thác hải sản của các tàu cũng được anh Tình thực hiện theo cách “chẳng giống ai”.

Trong khi nhiều người cài đặt phần mềm định vị, hoặc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu, thì anh Tình chỉ... gọi điện thoại hỏi thăm thuyền trưởng! “Trước khi tham gia vào đội tàu, anh em thuyền viên đều xác định là phải tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình khai thác hải sản. Vì vậy, mình chỉ nhắc nhở, chứ không kiểm tra hay theo dõi”, anh Tình lý giải.

Để tạo mối gắn kết bền chặt, anh Tình còn thường xuyên xuất tiền giúp đỡ anh em bạn tàu. Từ thuyền trưởng đến thuyền viên, ai có việc cần tiền gấp, anh Tình đều cho mượn mà không tính lãi. Cứ quay vòng, người này đến kỳ hạn hoàn trả thì đến phiên người khác. “Mình xem thuyền viên như anh em ruột thịt trong nhà và luôn tôn trọng, chia sẻ lợi ích cho anh em, nên họ luôn gắn bó với mình, kể cả những lúc khó khăn”, anh Tình thổ lộ.

Vì vậy, dù mỗi chiếc tàu vươn khơi với 8-10 lao động, nhưng các thuyền viên luôn đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau, nên hiệu quả khai thác hải sản được nâng cao, giúp cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá.

Chính vì vậy, gần 50 lao động trên 5 tàu cá của anh Tình luôn gắn bó, không xảy ra tình trạng “nhảy tàu”. “Anh em chúng tôi đều xuất thân nghèo khó, nhờ anh Tình tin cậy, giao việc mà cuộc sống giờ khấm khá hơn. Anh em tụi tôi trong đội tàu ai cũng nể phục anh Tình và kính trọng gia đình anh ấy”, thuyền viên Nguyễn Văn Lý, xã Phổ Châu cho biết.

Nhờ có sự gắn kết, tin cậy như vậy, nên dù chỉ trực tiếp làm thuyền trưởng trên một chiếc tàu, anh Tình và gia đình vẫn nắm cụ thể và chi tiết hành trình di chuyển, sản lượng, loại thủy sản, phẩm cấp sản phẩm... của 4 chiếc tàu còn lại. Điều này giúp anh Tình chủ động trong việc tiêu thụ; nhất là vấn đề chào hàng, đàm phán giá với thương lái và doanh nghiệp kinh doanh thủy sản trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện thu nhập cho thuyền viên.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 11/05/2019
Mỹ Hoa
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 09:29 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 09:29 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 09:29 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:29 06/12/2024
Some text some message..