Làm gì để giảm gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp?

Những vướng mắc xung quanh một số quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT (TT55) ngày 03/08/2011 của Bộ NN và PTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản, hàng thủy sản bị trả về lại bị đánh thuế, thương lái vơ vét nguyên liệu tôm bán cho Trung Quốc và một số thủ tục hành chính trong hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm dịch gây phiền hà đã được các DN thủy sản nêu ra tại Hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm tra ATTP và kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu” trong hai ngày 18 và 21/9/2013 tại Tp. Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh.

hoi nghi Ca Mau

Theo ông Ngô Hải Phan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục Hành chính, Trưởng ban 3 - Ban Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) và huy động nguồn lực, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Bộ Tư Pháp), hội nghị này sẽ giúp cho Cục và VASEP tổng hợp thêm nhiều ý kiến, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, đời sống của người dân từ đó tham mưu, đề xuất với Thủ Tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sửa đổi các thủ tục hành chính và quy định hành chính phù hợp với tình hình thực tế.

Khó khăn trong quá trình thực hiện một số quy định của TT55 đã nhận được nhiều ý kiến nhất của các DN XK thủy sản. Nhiều DN hỏi VASEP về việc các kiến nghị mà hội viên đã gửi cho VASEP để Hiệp hội tập hợp và gửi cho Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) có được ghi nhận không? Dự thảo sửa đổi TT55 có tháo gỡ các vướng mắc mà DN đã nêu ra? Và bao giờ thông tư mới sẽ được ban hành?


Hầu hết các DN tham dự đều cho rằng, cách kiểm soát VSATTP hàng thủy sản như đã quy định tại TT55 không những không giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề mà còn làm giảm sức cạnh tranh của DN với cách tiếp cận kép: vừa lấy mẫu bắt buộc để kiểm nghiệm lô hàng làm điều kiện cấp chứng thư, vừa kiểm soát điều kiện sản xuất của nhà máy. Trong khi đó, tại khâu nuôi trước chế biến lại bị quản lý một cách lỏng lẻo. Mỗi lô tôm thành phẩm XK được “cấu thành” từ nhiều ao tôm nguyên liệu, trong đó có nhiều hộ nuôi cá thể nhỏ lẻ. Cho đến nay, họ vẫn sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh trong công đoạn này. Cho dù, tất cả các DN đều chú trọng và đầu tư hết sức tốn kém vào khâu tự kiểm, các lô hàng đã được cơ quan thẩm quyền Việt Nam thẩm tra nhưng vẫn còn nhiều lô hàng bị cảnh báo và trả về.

Ông Ngô Hai Phan

Khi sự cố xảy ra thì nhà XK phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì vừa chịu thiệt hại nặng, vừa phải giải trình với cơ quan thẩm quyền Việt Nam và lo ngay ngáy sẽ bị nước  NK “cấm cửa” nếu tái phạm. Như vậy, rõ ràng, cách kiểm soát như TT55 không hiệu quả và cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tiễn và không gây khó khăn thêm cho DN như những kiến nghị đã gửi VASEP. Nhiều DN tha thiết rằng, việc quản lý nguồn nguyên liệu trước nhà máy của cơ quan chức năng phải thực hiện quyết liệt và có hiệu quả.

Đúng vào thời điểm thuận lợi về tiêu thụ tại một số thị trường NK lớn thì DN tôm ĐBSCL lại phải đương đầu với khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vì lợi ích trước mắt, các thương lái quay lưng lại với DN trong nước, bán tôm nguyên liệu tươi sang Trung Quốc với giá cao hơn. Giữa tháng 9/2013, chỉ sau 1 đêm, giá tôm chân trắng nguyên liệu tăng khoảng 10.000 đồng/kg. Do phải chịu thêm nhiều chi phí sản xuất, lao động, thuế... nên DN không thể mua “lại” được. Theo phản ánh của một DN XK tôm tại Cà Mau, trung bình 1 ngày, sản lượng tôm của nhà máy khoảng 20-30 tấn nhưng đến nay đã giảm từ 30% -  50% so với trước. Nếu tình trạng này còn tiếp tục và trở thành tập quán sẽ ảnh hưởng nặng đến uy tín tôm Việt Nam và “phủ định” mọi nỗ lực xây dựng hình ảnh và chất lượng tôm Việt Nam.

Tại hội nghị diễn ra tại Cà Mau, một số DN phản ánh, từ năm 2011 đến tháng 8/2013, việc thông quan hàng hóa XNK vẫn tuân theo quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK thì hàng hóa XK nhưng phải NK trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế XK đã nộp và không phải nộp thuế NK”.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự không thống nhất giữa các cơ quan hải quan trong việc thực thi quy định văn bản luật đã gây thiệt hại nặng cho DN thủy sản XK. Nhiều lô hàng thủy sản bị trả về do lỗi kỹ thuật, bao gói, do DN chủ động kéo hàng về vì sợ rủi ro thanh toán... lại buộc phải đóng thuế NK và thuế GTGT mới được thông quan. Theo giải thích của cán bộ Hải quan địa phương thì đây là quy định chung trong Điều 42 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

hội nghi o HCm

Như vậy, trung bình 1 lô hàng tôm tươi với trị giá khoảng 200 nghìn USD (tương đương 4,2 tỷ đồng) khi bị trả về sẽ buộc phải nộp thuế NK 10% tổng giá trị đơn hàng khoảng hơn 400 triệu đồng và 5% tiền thuế GTGT trên 240 triệu đồng. Như vậy, tổng tiền thuế phải nộp ngay trước khi thông quan hơn 600 triệu đồng. Với mặt hàng tôm hấp bị trả về thì tổng số thuế phải nộp là trên 1 tỷ đồng  do phải chịu mức thuế NK là 30% và thuế GTGT là 10%. Với khoản tiền thuế lớn như vậy, DN không thể xoay sở để nộp thuế ngay cho nhiều lô hàng liên tiếp.

Cho đến nay, quy định kiểm dịch thủy sản NK đã có nhiều thay đổi phù hợp với thực tiễn tránh phát sinh chi phí, mất thời gian cho DN. Tuy nhiên, sự không đồng nhất giữa các cơ quan thực thi, các cán bộ trong việc xử lý hồ sơ đăng ký kiểm dịch cũng khiến cho DN gặp khó.

Một số DN XK thủy sản tại Tp.Hồ Chí Minh cho biết, cho đến nay hàng mẫu được nhập về với khối lượng không lớn nhằm khảo sát chất lượng trước khi đặt hàng và thường được gửi nhanh bằng đường không nhưng theo quy định của Bộ NN và PTNT thì đã là nhập hàng thì dù lớn hay nhỏ cũng đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm dịch theo đúng trình tự và buộc phải đăng ký kiểm dịch, khai báo kiểm dịch, kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận chất lượng để nhận lô hàng. Đây là những thủ tục không cần thiết, mất thời gian cho DN. Đồng thời, chi cục Thú y địa phương không làm việc vào ngày thứ 7 khiến cho nhiều lô hàng NK phải chờ đợi phát sinh thêm chi phí lưu bãi, Cơ quan thú y vùng VI và bộ phận thường trực Cục Thúy y lại ở hai địa điểm khác nhau trong Tp.HCM khiến cho DN phải chạy đi chạy lại nhiều lần.

Tại hội nghị này, bà Nguyễn Thị Phương Tâm - Giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng nêu quan điểm trên góc độ của một nhà nghiên cứu và nhà tư vấn cho nhiều nhà đầu tư, DN XK vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM. Bà Tâm cho rằng, 18 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản và kiểm dịch thủy sản cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đang khiến cho cả nhà nghiên cứu lẫn nhà đầu tư, DN như bị lạc vào một “rừng” thủ tục.

Trong thời gian đan xen tổ chức 2 hội nghị, VASEP cũng tham gia đoàn đánh giá tình hình thực hiện CCTTHC trong lĩnh vực kiểm tra ATTP và kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản XNK của Ban III (Hội đồng TVTTHC) tại Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản Vùng 5 (tại Cà Mau), Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 4, Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cơ quan Thú y vùng VI (tại Tp.HCM) từ ngày 18 - 21/9/2013.

hoi nghi thuy san

Sau khi tổng hợp các kiến nghị của DN thủy sản, tại cuộc họp với Trung Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản, ông Ngô Hải Phan cũng đề nghị NAFIQAD, các đơn vị trực thuộc xem xét lại các điều khoản tại dự thảo thông tư thay thế TT55 như kiến nghị của VASEP và các DN thủy sản sao cho phù hợp hơn với thực tế, tránh phát sinh chi phí, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động XK, đồng thời, tránh phải sửa đi sửa lại khi đã ban hành.

Tại các cuộc họp, ông cũng đề nghị NAFIQAD xem lại một số quy định trong dự thảo thông tư thay thế TT55 vẫn chưa lôgic và hợp lý. Trong đó có quy định cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất và đánh tụt hạng DN và thời hạn cấp giấy chứng nhận ATTP.

VASEP
Đăng ngày 30/09/2013
tạ hà
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 10:35 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 10:35 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:35 05/02/2025

Giải pháp bền vững từ chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá

Trong ngành thủy sản, phế phẩm cá thường bị coi là chất thải cần phải xử lý, tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng, đây có thể trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Phế phẩm cá, bao gồm các bộ phận như vây, da, nội tạng và các phần không sử dụng khác, có thể được chế biến thành phân bón hữu cơ. Với mục tiêu tối ưu hóa nguồn tài nguyên này, bài viết sẽ trình bày quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá và những lợi ích mà nó mang lại cho nông nghiệp và môi trường.

Phân bón hữu cơ
• 10:35 05/02/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 10:35 05/02/2025
Some text some message..