Làm giàu từ lươn giống

Mặc dù tốt nghiệp đại học loại giỏi, được nhiều doanh nghiệp mời về làm việc nhưng anh Nguyễn Thành Tân (26 tuổi) vẫn quyết định bỏ về nhà... nuôi lươn, hiện có thu nhập mỗi năm hơn nửa tỉ đồng.

Làm giàu từ lươn
Anh Tân đang chăm sóc lươn giống

Vào đại học để… nuôi lươn

Xuất thân từ một gia đình nông dân ở KV Bình Dương, P.Long Hòa (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ), tuổi thơ của anh Tân là những tháng ngày gắn với ruộng đồng. Vốn tính cần cù chịu khó, từ khi học phổ thông, anh đã tìm bắt lươn đồng về nuôi. “Khoảng năm 2010, tôi gom góp tiền mua hơn 70 kg lươn giống về nuôi. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, quá trình vận chuyển lươn bị hao hụt nhiều nên khi nuôi được 2 tuần thì lươn bị bệnh, chết dần, thất bại hoàn toàn”, anh Tân tâm sự.
Thất bại lần đó đã thôi thúc anh Tân thi vào ngành nuôi trồng thủy sản để thực hiện ước mơ chinh phục vật nuôi mà mình yêu thích. “Chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lươn, rất dễ bán, cho thu nhập cao nên khi thi vào đại học tôi quyết định chọn ngành nuôi trồng thủy sản để sau này có kiến thức phục vụ nghề”, anh Tân kể.

Để biến ước mơ thành sự thật, ngoài học trên lớp, anh Tân tìm hiểu thêm các mô hình, kỹ thuật nuôi lươn ở nơi khác để bổ sung, hoàn thiện quy trình nuôi lươn của bản thân. Tuy vừa học, vừa làm nhưng những lứa lươn kế tiếp anh nuôi khá thành công. “Lâu nay người dân mua lươn từ tự nhiên về nuôi nên nguồn giống không bảo đảm, hao hụt rất nhiều có khi mất trắng. Từ đó, trong quá trình học, được sự giúp đỡ của thầy cô, tôi đã chú ý nghiên cứu về con lươn, đặc biệt là cho sinh sản. Nếu lươn đẻ thành công sẽ chủ động được nguồn giống, bảo đảm cho nghề nuôi phát triển bền vững”, anh Tân nói.

Năm 2012 là cột mốc đánh dấu sự thành công của người thanh niên đam mê chăn nuôi này khi anh nhân giống lươn thành công, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tại địa phương. “Tuy đã có nhiều kinh nghiệm nuôi lươn nhưng cho chúng sinh sản là cả quá trình. Trước hết lươn là loài lưỡng tính có giai đoạn vừa đực vừa cái nên phải chú ý nhận biết, chăm sóc đúng hướng để chúng sinh sản đạt hiệu quả cao”, anh Tân nói.

Với lợi thế là vùng biển, có nguồn thủy hải sản tươi phong phú, rẻ... cùng với diện tích vườn rộng, anh Hồ Phú bỏ ra hơn 50 triệu đồng để đầu tư hệ thống bể nuôi hơn 150 m2 để nuôi lươn và cá chình thương phẩm.

Mở rộng mô hình

Năm 2014, anh Tân ra trường với tấm bằng loại giỏi, được nhiều đơn vị, doanh nghiệp mời về làm nhưng anh đều lắc đầu từ chối để theo đuổi nghề nuôi lươn. Với kinh nghiệm cùng vốn kiến thức tích lũy được, anh Tân quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để mở rộng diện tích nhân giống và nuôi lươn thương phẩm. “Trong quá trình nuôi, tôi tuyển chọn kỹ để có đàn lươn bố mẹ khỏe mạnh nhằm đảm bảo sinh sản lươn con chất lượng tốt để khi cung cấp, bà con có thể yên tâm mang về nuôi”, anh Tân nói.

Hiện nay, sau hơn 3 năm mở rộng, anh Tân đã có trại lươn rộng hơn 300 m2, chia thành 20 bồn, gồm lươn sinh sản trên 2.000 con và lươn thịt từ 4.000 - 5.000 con. Anh cho biết: “Trung bình một năm tôi xuất bán khoảng 80.000 con lươn giống với giá mỗi con 3.500 đồng. Riêng lươn thịt, mỗi tháng xuất bán từ 100 - 150 kg, với giá 160.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, tôi đạt có thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng”.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc lươn thịt, anh Tân cho biết để lươn phát triển đều, ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, khỏe mạnh; sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin để lươn tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và chịu được sự thay đổi thời tiết đột ngột. Riêng đối với nuôi lươn sinh sản, bồn được thiết kế bằng những dòng đất xung quanh bồn và chừa khoảng trống ở giữa để lươn sinh hoạt, đồng thời phải trồng cỏ xung quanh bồn để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho lươn thích nghi.

Hiện tại, ngoài việc nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, anh Tân đang nhân giống cá kiểng và cá thát lát cườm để cung cấp ra thị trường. “Tôi sẵn sàng hỗ trợ con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, anh Tân tâm sự.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 24/03/2017
Nguyên Đạt
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:49 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 02:49 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 02:49 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 02:49 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 02:49 27/11/2024
Some text some message..