Làm nông chuyên nghiệp

“Cho tui mượn cái mic không dây, nói cho thoải mái coi”, ông bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan mở đầu bài nói chuyện trước các nông dân giỏi tỉnh mình như vậy, rồi tay cầm micro, mắt nhìn bao quát hội trường như tìm người quen.

làm nông chuyên nghiệp
Nông dân hay doanh nghiệp cũng đều phải thích nghi với cơ chế thị trường, nhưng thích nghi những cái tốt chứ không phải thích nghi những cái xấu để hại người hại mình. Hình minh họa.

Ở đây có ông Bảy, à kia có ông Tư… Có anh Ba Hải ở đây không? Ảnh mới là nông dân chuyên nghiệp, tay nào cũng sạm cứng…

Chủ đề nói chuyện của ông là Nông dân chuyên nghiệp, vậy mà mới mào đầu, ông bảo: Tôi trăn trở lắm, vì tui đâu phải là nông dân thứ thiệt. Nhà tui hồi trước có ba cây xoài, sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng khoa học đủ thứ, giờ còn một cây thôi…

Thế rồi, ông cho chiếu lên màn hình những video ngắn về làm nông chuyên nghiệp là gì. Tổng cộng bốn đoạn, một là Võ Văn Tiếng ở Hồng Ngự, hai là của VinEco hợp tác với nông dân ở Vĩnh Thới, Lai Vung. Hai video kia, một là về thanh long ở Bình Thuận, một là về trồng lúa ở Nhật Bản.

Chiếu cái video của ông Võ Như Triều ở Bình Thuận, một người nông dân giỏi, vượt qua những rào cản từ thủ tục đến ngôn ngữ, tự mình mày mò và xuất khẩu thanh long ra nước ngoài, ông Hoan bảo: Tôi xem đi xem lại nhiều lần, thuộc cả lời thoại. Hay nhất là câu của ông Triều: “Nếu không thay đổi là chết. Không thể ngồi đó mà chờ chết”.

Những câu chuyện được ông dẫn dắt từ quê nhà cho đến thế giới để nói rằng làm nông chuyên nghiệp giờ cũng phải coi thị trường ra sao, bán cái thị trường cần chứ không phải đi bán cái mình có. Vậy thị trường cần gì?

Ông kể chuyện mình đi Thái, vô thăm vườn thanh long, thấy người dân xứ này trồng “trái gì mà nhỏ xíu”. Ông Hoan bảo: “Tui chê dở ẹc. Qua Việt Nam đi, tui dẫn ra Bình Thuận coi trồng thanh long là thế nào”. Vậy mà, người nông dân Thái trả lời: “Ấy là ông không biết đó thôi. Thực ra, vợ tui quê Long An, lấy giống cây bên đó về đây trồng đấy. Nhưng đem xuất khẩu, thì bên nhập khẩu bảo: Tui không cần trái to quá, một người ăn không hết. Tui chỉ cần trái nhỏ, vừa, một người ăn hết một lần. Vậy là phải nhờ các nhà khoa học nghiên cứu làm cho trái nhỏ lại thôi”. Ông Hoan lại thăm vườn khóm, ăn thử, thấy chua quá, lại “nổi máu” bảo: “Sao không qua Việt Nam mà học trồng khóm to, trái ngọt ngay”. Người trồng khóm lại trả lời: “Tụi tui lấy giống Việt Nam về trồng đấy, nhưng khi xuất khẩu, người tiêu dùng bảo ngọt quá, họ ăn sợ bị tiểu đường, thế là đi nhờ các nhà khoa học làm cho chua lại”.

Ông Lê Minh Hoan kết luận: Chúng ta làm nông ở đây rất dễ rơi vào cái bẫy: sản phẩm đối với chúng ta là tốt, nhưng thị trường lại cần cái khác.

Không phải là nông dân thứ thiệt nên ông Hoan bèn mượn lời của ông Bảy Hiệp, một người trồng xoài hữu cơ ở Đồng Tháp “nói lại với bà con”: “Ông Bảy Hiệp nói như vầy: Tui hay nói với bà con là mình bán cho doanh nghiệp thì mình phải hiểu doanh nghiệp mua họ bán lại thì họ phải chịu trách nhiệm sản phẩm đó. Vậy mình bán cho doanh nghiệp, siêu thị… thì mình cũng phải chịu trách nhiệm với siêu thị, với người mua. Đó mới là chuyên nghiệp”.

 

TGTT
Đăng ngày 12/05/2017
Phi Tiêu
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 12:40 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 12:40 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 12:40 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 12:40 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 12:40 30/09/2023