Tổng quan về nuôi tôm công nghệ cao
Hiện nay, nhiều bà con trên tỉnh thành vẫn chưa hiểu rõ về mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Do đó, xảy ra tình trạng lạm dụng từ nuôi tôm công nghệ cao. Bởi việc nuôi tôm công nghệ cao ứng dụng các thiết bị điều khiển thông minh như: Máy cho tôm ăn tự động, điều khiển máy quạt nước đúng giờ, máy sục khí oxy,…
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp bà con có thể quản lý được chu trình nuôi 3 khía cạnh:
- Hiệu quả quản lý ao nuôi.
- Kiểm soát được chỉ tiêu của môi trường nước ao nuôi.
- Quản lý tốt các thiết bị trong ao nuôi.
Máy tự động cho tôm ăn trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc
Đầu tiên, xét về ao nuôi
Nuôi tôm công nghệ cao cần có 4 áo chính, đó là: 1 ao lắng, 1 ao vèo và 2 ao nuôi. Nhìn tổng thể các ao, cho thấy một điều rằng, đây là quy trình nuôi ao phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn. Nhằm mục đích lọc lại lượng thức ăn kém chất lượng trong ao nuôi. Xử lý nước thải của ao, sang tôm từ ao này qua ao khác, để tôm có được môi trường sinh sống tốt nhất.
Thứ 2, xét về trang thiết bị
Về trang thiết bị ao nuôi, bà con cần chuẩn bị một số loại máy móc sau đây:
- Máy cho ăn tự động, thích hợp với diện tích ao, mỗi ao một máy.
- Các ống dẫn nước, ống để di chuyển tôm từ ao này sang ao khác.
- Hệ thống lưới, màn che cho ao nuôi tôm.
- Máy phát điện.
Thứ 3, xét về con người
Đối với mô hình nuôi tôm công nghệ cao vấn đề về con người đã được giải quyết. Bởi, mục tiêu của mô hình này là tiết kiệm nguồn lao động, cắt giảm chi phí thuê nhân công. Bà con chỉ việc mang thức ăn bỏ vào máy, máy sẽ tự động cho tôm ăn đúng giờ. Không phải tốn công sức và thời gian như các mô hình truyền thống.
Thêm vào đó, việc cho ăn tự động sẽ cung cấp cho tôm lượng thức ăn phù hợp. Tránh việc cho tôm ăn quá nhiều cùng 1 lúc, gây dư tồn thức ăn ở tầng đáy, ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm.
Một số mô hình nuôi tôm công nghệ cao khác
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn
Đây là mô hình nuôi tôm hoàn toàn quen thuộc với bà con, được chia là 2 giai đoạn nuôi như sau:
- Giai đoạn 1: Con tôm được ương từ 20 – 30 ngày trong diện tích ao nhỏ. Với mục đích làm hạn chế các tác động như: Thời tiết, môi trường bên ngoài, tôm chết sớm,… lên con tôm.
- Giai đoạn 2: Khi con tôm đã trải qua thời gian từ 20 – 30 ngày, bà con sẽ chuyển tôm sang giai đoạn 2. Sau 60 - 70 ngày là có thể thu hoạch được.
Nhờ vào khoảng thời gian nuôi ngắn, mỗi năm có thể thu hoạch từ 4 – 5 vụ/năm. Giảm được chi phí sản xuất, giảm dịch bệnh, con tôm được tăng trưởng tốt hơn. Đặc biệt, mô hình này khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, nói không với những hóa chất.
Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn
Giống với mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, nhưng ở phiên bản này, được nâng cấp hơn. Tách từ gia đoạn nuôi thương phẩm là 2 giai đạo nhỏ, kéo dài từ 25 – 30 ngày. Nhằm rút ngắn chu trình nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình này được áp dụng tạo khác khu vực như: Nam Định, Nghệ An, Bạc Liêu,… đều cho ra kết quả như mong đợi. Đạt tỷ lệ sống trên 80%, tổng sản lượng có thể lên đến 35 – 60 tấn/ha/vụ.
Mô hình nuôi tôm RAS
Mô hình nuôi tôm RAS hoàn toàn khép kín, được người nuôi kiểm soát chặt chẽ với những bể nuôi được thiết kế trong nhà. Dựa trên hệ thống lọc nước sinh học kết hợp với hệ thống xử lý chất thải. Nước nuôi tôm chỉ lấy đúng 1 lần, sau đó được tái sử dụng liên tục. Nhớ đó, mà hạn chế được bệnh dịch trên tôm, giảm đáng kể tiêu thụ nguồn nước.
Mô hình nuôi tôm RAS. Ảnh: Tép Bạc
Hiện mô hình này được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, ước tính đạt 40% sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng còn gặp nhiều khó khan do trào cản đầu tư chi phí.
Giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của con tôm
Sử dụng đúng thuật ngữ, tránh lạm dụng từ: Nuôi tôm công nghệ cao để bà con biết được, hiện ao nuôi của mình đang áp dụng phương thức nuôi như thế nào. Từ đó, có được những cải tiến tốt hơn.
Giải pháp tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất con tôm được đặt lên hàng đầu. Ảnh: Tép Bạc
Và dù nuôi ở bất kỳ mô hình nào, thì mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, nâng cao giá trị của con tôm Việt Nam trong thị trường xuất khẩu. Một số giải pháp được đặt ra như:
Về nâng cao tỷ lệ sống
Bố trí khu vực ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước hợp lý. Chú trọng đến việc lựa chọn con giống tốt, đảm bảo chất lượng, không bị bệnh. Sử dụng phương thức vận chuyển giống và phương thức thả giống phù hợp. Quản lý tốt ao nuôi, lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp. Sử dụng vi sinh và kiểm soát chặt chẽ môi trường nước trong ao, vệ sin hao nuôi định kỳ.
Về tăng năng suất
Phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong nuôi tôm, nhất là về hệ thống thủy lợi, nguồn điện cho các vùng đang áp dụng nuôi tôm công nghệ cao. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực nuôi tôm, để phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả.
Hy vọng, với những thông tin đã cung cấp, bà con không còn băn khoăn, sử dụng đúng tên gọi, không lạm dụng từ: Nuôi tôm công nghệ cao nữa nhé. Chúc bà con có nhiều sức khỏe để gặt hái được một vụ tôm năng suất cao.