Làng chài không Tết trên vịnh Bái Tử Long

Hàng trăm tấn cá cao cấp như Song, Giò, Hồng Mỹ, hàu thương phẩm tại các nhà bè bến Do trên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) chuẩn bị bán trong dịp Tết bị bão Hải Yến nhấn chìm và cuốn trôi ra biển.

bè nuôi cá
Chị Ngô Thị Hằng bên những bè nuôi cá bán dịp Tết giờ chống trơn.

Làng chài Bến Do ở phường Cẩm Trung, Cẩm Thịnh và một phần ở phường Cẩm Thạch, Cẩm Phả có từ hàng chục năm trước. Ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ dân chài đánh bắt hải sản tụ tập, sau này, hàng trăm hộ dân đến từ rất nhiều địa phương trong tỉnh như Vân Đồn, Quảng Yên, Móng Cái…tập trung lại để neo đậu tàu thuyền sau đánh bắt.

Từ chục năm trở lại đây, người dân dựng bè nuôi trồng và đánh bắt hải sản tại khu vực này. Tuy nhiên, làng chài này vẫn chỉ được coi là tự phát và không được chính quyền thừa nhận. Người dân được đăng ký tạm trú và hàng chục hộ dân có con em học tại các phường Cẩm Trung, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Bình…

chiếc bè
Ông Hoành ngẩn ngơ bên chiếc bè giờ chỉ là nhúm gỗ vụn.

Hàng năm, mỗi khi bão đổ bộ vào Quảng Ninh lại khiến làng chài này thêm xơ xác. Nặng nề nhất là cơn bão số 1 vào tháng 7/2010 khiến hàng trăm lồng bè bị đứt neo, dập nát thiệt hại về tài sản rất lớn.

Làng chài này gượng dậy và đến cuối năm 2013 lại bị bão đánh cho tan tác. Bão về cận Tết tàn phá và cuốn trôi ra biển bao mồ hôi công sức của ngư dân khiến giờ này Tết đang trở thành nỗi ám ảnh…

chiếc mủng
Chiếc mủng rách còn lại của ông Nguyễn Đăng Hoành.

Cá hết thì Tết đến…

Ông Nguyễn Đăng Hoành 57 tuổi quê ở Phong Hải, Hà Nam, Quảng Yên đưa phóng viên lên chiếc bè bằng một chiếc mủng rách. Ngôi nhà cùng những chiếc bè cá giờ đây chỉ là đống gỗ ngổn ngang phao xốp cho biết, toàn bộ gia sản còn lại con tàu nhỏ bị sóng đánh vỡ nhiều chỗ nhưng vừa dốc tiền để sửa để làm chỗ ngủ.

Ông Hoành bảo, ra bến Do, Cẩm Phả làm ăn hơn 10 năm với hy vọng đổi đời. Năm nào cũng gặp bão nhưng năm nay mất trắng. Hàng ngày, ngoài trông nom bè cá, ông Hoành còn đánh bắt cá các loại làm mồi cho cá nuôi.

Năm nay, bão đánh tan cả nhà lẫn bè cùng bốn ô cá nuôi sắp tới ngày thu hoạch. Thiệt hại khoảng trên 200 triệu đồng. Số tiền do tích cóp đánh bắt hải sản nhiều năm qua giờ chỉ còn là đống gỗ…Năm nay, không có Tết.

làng chài
Tan nát làng chài vì bão.

Ông Bùi Huy Khoa, SN 1962, quê Hà An, Quảng Yên cho biết, gia đình cũng có vài chục bè cá bè hàu và bão làm thiệt hại khoảng trên 600 triệu đồng. Chỉ vào đàn cá dưới bè chốc vảy vì bị bão quần, ông Khoa cười như mếu cho biết: Bão đánh vỡ gần hết bè, cá bên trong bị sốc, giờ mang tiếng còn vài bè cá nhưng cá này Tết không bán được. Vì sau bão, cá bị thương nhiều nổi bóng, gầy, kém mã. Giờ cá không bán được mà vẫn phải cho ăn để cá sớm bình phục hy vọng ra Tết sẽ bán được mà đầu tư làm lại.

cho cá ăn
Không bán được cá, nhưng vẫn phải cho cá ăn.

Hộ chị Ngô Thị Hằng, 39 tuổi quê Phong Hải, Quảng Yên (Quảng Ninh) là một trong những hộ thiệt hại lớn nhất vì bão phá khoảng 50 bè cá và cuốn ra biển gần 10 tấn cá các loại, hơn 80 bè hàu. Chưa hết, bão đánh chìm chiếc tàu lớn vừa vay tiền ngân hàng, uớc tính, gia đình này bị bão cuốn trôi khoảng 2 tỷ đồng.

Những ngày giáp Tết này, thay vì như mọi năm, chỉ vớt cá bán rồi sắm sửa gia đình con cái chuẩn bị về quê ăn Tết, anh chị vẫn tất bật khôi phục lại các bè nuôi hải sản. Chị Hằng bảo, phải làm lại các bè hàu vì lỡ lấy giống rồi. Hiện, cả nhà kiệt quệ vì bè, Tết này không biết lấy gì ăn Tết...

Gặp những ngư dân bên làng chài bến Do những ngày giáp Tết thấy hầu hết ai cũng đầy tâm trạng, một năm vất vả lo toan, đến cái Tết hình như cũng phải gác lại. Chị Hằng bảo, cố lo cái Tết cho các cụ, chứ muốn mua cho cháu cái quần cái áo giờ cũng không được. Đành khất các con năm sau mong giời thương…

tan nát làng chài

tan hoang

hoang tan

Báo Tiền Phong, 26/01/2014
Đăng ngày 28/01/2014
Thành Duy
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 17:33 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 17:33 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 17:33 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 17:33 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:33 18/02/2025
Some text some message..