Làng chài miền Tây trên núi

Từ những người làm thuê, nợ nần bủa vây, nay 29 hộ dân sống trên lòng hồ Sê San tự đánh bắt, nuôi cá... có thu nhập ổn định.

Làng chài
Ngôi làng nổi của các cư dân miền Tây trên sông Sê San, Kon Tum.

"Đôi lúc nhớ cảm giác chờ mùa nước lên, tháng 8-9 âm lịch", chị Hà Thị Diễm Nhung, 35 tuổi, nói khi ngồi đong đưa trên chiếc võng trong căn nhà nổi trên sông Sê San, cách bờ khoảng 50 m.

Chị là một trong số những cư dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... lên mưu sinh trên sông Sê San - một trong các phụ lưu lớn của sông Mekong, bắt nguồn ở Bắc Tây Nguyên, từ 10 năm trước.

Quê chị Nhung ở An Giang. Người phụ nữ này theo chồng lên Kon Tum lập nghiệp từ năm 2011, bằng số tiền dành dụm của hai vợ chồng trong những năm làm thuê. "Năm đó đang làm công nhân ở Sài Gòn, nghe một số người thân ở miền Tây lên đánh bắt ở vùng biên giới bảo, thủy điện Sê San vừa mới ngăn đập, tôm cá dồi dào nên đi luôn", chị Nhung nhớ lại.


Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch.

Lên đến nơi, vợ chồng chị mua một chiếc ghe nhỏ, làm nơi ăn ở và kiếm sống. Ban ngày họ neo đậu gần bờ ở xã Ia O (Gia Lai), đêm ra giữa sông đánh bắt. Vợ chồng chị Nhung nằm trong số những cư dân từ miền Tây lên - không giấy tờ, không đất đai, nhiều lần bị giới chức địa phương xua đuổi. Họ không còn lựa chọn nào khác là chèo thuyền ra xa, hoặc lánh sang bờ bên kia (tỉnh Kon Tum), ẩn nấp.

Cuộc trốn chạy kéo dài bốn năm. Năm 2015, vợ chồng chị Nhung cùng hàng chục hộ dân khác đã được chính quyền xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) chấp thuận cho định cư, làm ăn sinh sống trên sông Sê San. Ba năm sau, mỗi hộ được cấp 400 m2 và 50 triệu đồng tiền xây nhà.

"Bây giờ, cả làng chài ai cũng có cuộc sống ổn định nhờ đánh bắt và nuôi cá lồng bè. Có nhà xây tránh trú những lúc mưa gió", chị Nhung nói và cho biết, đợt này nghỉ dịch, hai người con của chị ở luôn trên sông phụ giúp bố mẹ buôn bán và cho đàn cá ăn. Còn những hôm đi học, chúng ở trên nhà vừa mới xây (cách làng chài khoảng 2 km).

Chị Nhung hàng ngày ở trên sông buôn bán tạp hóa, thỉnh thoảng có khách du lịch, chị nấu nướng phụ vụ. Năm ngoái lượng khách mỗi ngày một đông, có hôm trăm khách, hai vợ chồng làm không xuể, phải thuê người cháu từ dưới quê lên phụ chở khách. "Hôm nào gảnh gỗi (rảnh rỗi), chồng chị mới đi ra sông quay gớ (rớ) cá cơm, kiếm nửa triệu mỗi đêm", chị Nhung nói.

Cá cơm mang chị Nhung phơi phô, để làm bánh tráng cá cơm (món đặc trưng của miền Tây) và cá cơm chiên bột, bán cho khách du lịch. Ngoài ra, vợ chồng chị còn làm lồng nuôi cá chình, trê, diêu hồng... tăng thêm thu nhập. Vợ chồng chị bàn nhau sắp tới mở rộng quy mô quán và xin chính quyền được di dời vào sát ngọn núi ở giữa sông cho khuất gió, và đào giếng nước uống và chăn nuôi gia súc.

Cách nhà nổi của gia đình chị Nhung khoảng 30 m, ông Nguyễn Văn Tụng, 70 tuổi, quê An Giang chuẩn bị dụng cụ cho chuyến đánh bắt buổi tối trên sông Sê San. Người vợ ngồi cạnh phụ giúp ông chuyển đồ xuống ghe. Ông bảo mình còn khỏe, với lại cá tôm đang chờ mình người sông, không thể không đi.

Ba người con của ông Tụng lên đánh bắt trên dòng Sê San từ hơn 10 năm trước. Năm đó, ở vùng sông nước miền Tây mất mùa. Nghe tin ở trên núi có con đập mới ngăn, nguồn thủy sản dồi dào. Những người con của ông lần lượt lên vùng lòng hồ mưu sinh.


Cứ 17h, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ.

Lúc mới lên, chúng chỉ sống trong những chiếc ghe nhỏ, đêm đêm chèo ra giữa sông bắt con tôm, con cá làm kế sinh nhai.

Nghe con kể qua điện thoại, những năm đầu cứ thả lưới xuống là bắt được những loại cá lớn như cá lăng, cá sọc dưa, cá cơm..., nhận thấy việc kiếm sống ở đây đỡ chật vật hơn ở quê, vợ chồng ông Tụng bán hết ruộng vườn, lên làm cái nhà nổi cạnh bên nhà con trai đầu hơn 2 năm nay.

Ngoài việc đi đánh lưới, quay rớ, thả lừ, kiếm mỗi đêm 200 - 300 nghìn đồng, ông Tụng nuôi thêm 3.000 con cá lóc, lãi năm vài chục triệu. "Ở quê đâu được như vậy, làm thuê làm mướn quanh năm cũng không đủ ăn", ông Tụng nhớ lại.

Ông Nguyễn Phú An - Phó chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, sắp tới chính quyền sẽ tiến hành cải tạo bến - nơi đưa đón khách du lịch và người dân vào khu vực làng chài, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. "Địa phương đang hỗ trợ cho các cư dân làng chài nuôi cá lồng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân an cư lập nghiệp", ông An cho hay.

VnExpress
Đăng ngày 02/03/2020
Trần Hóa
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 21:23 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 21:23 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 21:23 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 21:23 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 21:23 28/11/2024
Some text some message..