Làng chài trên núi

Một người dân nghèo rời quê An Giang lên Tây Nguyên làm thuê kiếm sống đã lập nghiệp trên mặt hồ thủy điện Sê San 4. Từ đó, hình thành làng chài 23 hộ dân giữa bốn bề đồi núi giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Người dân phơi cá
Người dân phơi cá

Nơi cứu vớt dân nghèo

Làng chài định cư trên hồ thủy điện Sê San 4, xã Ia Tơi, huyện Sa Thầy (Kon Tum) giáp với xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai). Vừa đến nơi, chúng tôi đã nghe tiếng thuyền máy nổ hòa với tiếng gọi nhau í ới trong không khí tấp nập, nhộn nhịp những ngày đầu năm.

Lên chiếc thuyền nhỏ chờ sẵn, chúng tôi chèo vào nhà ông Nguyễn Văn Triều người khai phá ra nơi định cư mới này. Tiếp chúng tôi trên một căn nhà nổi, bên dưới là vuông bè có hàng tấn cá vẫy vùng, ông Triều kể về vùng quê nghèo khó, quanh năm chật vật với ruộng đồng chạy ăn từng bữa ở An Giang. Năm 2009 quê hương mất mùa, ông được một người bạn rủ lên Tây Nguyên mưu sinh. Nghĩ đến hai đứa con sắp phải bỏ học vì gia cảnh quá túng bấn, ông Triều thuyết phục vợ đồng ý bán đàn heo lấy 2 triệu đồng khăn gói lên đường.

Trong 2 năm làm thuê tại huyện Chư Sê (Gia Lai), ông Triều tìm hiểu kỹ về khả năng nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện  Sê San. Sau nhiều lần thử nghiệm, ông đã dựng được một túp lều lồ ô rộng 10m2 nổi trên mặt hồ, nhưng lại không biết cách đánh cá. Sau 4 tháng học nghề từ những người dân sống gần đó, liên tục điện thoại cho người bạn làng chài ở Huế hỏi kinh nghiệm, bị cụt một ngón tay vì làm vớ (vó kéo cá), ông Triều mới đưa được con cá nặng 7 kg đầu tiên đi chợ bán. Lại thêm hai năm đánh cá nữa, ông Triều dành dụm được 4 triệu đồng.

Tin vui lan về quê nhà. 13 hộ dân nghèo đồng hương của ông Triều, cùng 9 hộ bạn bè xứ Huế đã theo lời mời gọi của ông đến đây mưu sinh. Một làng chài giữa bốn bề rừng núi mọc lên.

Giấc mơ định cư cho con trẻ

Hồi đầu định cư trên hồ thủy điện Sê San 4, không có đăng ký tạm trú, ông Triều cùng 23 hộ dân khác bị cán bộ địa bàn theo dõi chặt chẽ. “Khi đang ở phía sông bên tỉnh Gia Lai mà bị cán bộ tới kiểm tra, chúng tôi chạy sang phía sông tỉnh Kon Tum, và ngược lại. Cứ thế đời trôi nổi suốt nhiều năm” - Anh Nguyễn Thành Nhân (quê An Giang) cho biết.

5 năm sau, chính quyền nơi đây dần cảm mến, tin tưởng các hộ dân chài hiền lành.  Lãnh đạo xã Ia Tơi đề nghị huyện cấp giấy tạm trú cho 14 hộ dân để họ được định cư lập nghiệp.

Rút kinh nghiệm từ nhiều lần thất bại, ông Triều quyết định mở rộng quy mô và mời hẳn một cán bộ thủy sản đến hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi cá bè trên sông Sê San. Từ đó đàn cá của ông phát triển không ngừng, lứa đầu tiên thu lãi 50 triệu đồng.

nuôi cá thát lát cườm
Bè nuôi cá thát lát cườm 3 tháng tuổi của gia đình anh Nguyễn Thành Nhân

Chúng tôi chèo thuyền sang nhà anh Lại Việt Đức (quê Thừa Thiên-Huế), gặp hai vợ chồng đang đan lại tấm lưới bị rách do cá lớn gây ra. Anh Đức chia sẻ: Hằng ngày vào khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi đi thả lưới, 5 giờ sáng hôm sau sẽ đi thu về. Mỗi lần đi được khoảng 400 nghìn đồng/ người, mỗi tháng chi tiêu xong chúng tôi còn  4 triệu đồng gửi về quê. “Cuộc sống tại đây tạm ổn. Chúng tôi chỉ mơ ước có một mảnh đất để xây nhà, tránh gió bão cho những đứa nhỏ yên tâm học hành. Năm ngoái trong làng có một thuyền bị đắm giữa sông, được dân làng cứu thoát”- Anh Đức nói.

Ông Chế Hồng Quyền - Chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết: Sau khi xã trình báo việc có 23 hộ dân định cư trên lòng hồ thủy điện Sê San 4,  sống thân thiện, vừa nuôi cá lồng bè vừa khai thác cá tự nhiên không sử dụng chất nổ, UBND huyện đã xem xét chỉ đạo việc thành lập làng chài tại đây, cho phép họ tạm trú dài hạn.

Gần đây, cán bộ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung đã trực tiếp về tận nơi, hướng dẫn làng chài heo hút này cách thức chăm sóc cá lồng trên lòng hồ Sê San 4.

5 năm sau, chính quyền nơi đây dần cảm mến, tin tưởng các hộ dân chài hiền lành.  Lãnh đạo xã Ia Tơi đề nghị huyện cấp giấy tạm trú cho 14 hộ dân để họ được định cư, lập nghiệp.

Báo Tiền Phong, 06/02/2017
Đăng ngày 07/02/2017
Kim Văn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:52 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:52 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:52 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:52 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 09:52 24/11/2024
Some text some message..