Lạng Sơn: Thị trấn Văn Quan: Gian nan khôi phục cá lồng

Cơn bão số 6 năm 2008 đã phá hủy 68 lồng nuôi cá trên địa bàn thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan. Năm 2011, đập Bản Quyền lại tháo nước để tu sửa, cộng với các yếu tố khó khăn về thị trường khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn điêu đứng. Thời gian qua, mặc dù địa phương đã tích cực tìm nhiều giải pháp nhưng việc khôi phục chăn nuôi cá lồng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.

cá lồng
Những mô hình nuôi cá tại khu Đức Hinh II, thị trấn Văn Quan chỉ còn hoạt động cầm chừng vài quy mô nhỏ bé

Anh Lý Văn Dùng, khu Đức Hinh II, thị trấn Văn Quan trần mình giữa cái nắng như đổ lửa để sửa sang lại vài chục mét lưới đã cũ kỹ. Khung bằng cọc tre đã kết sẵn dưới lòng sông Tu Đồn, chỉ còn chờ quây lưới là thả cá. Anh Dùng bộc bạch: Nuôi chơi cho đỡ nhớ chứ có nhiều nhặn gì đâu, thả ít cá giống, cả năm mới thu được hơn 2 tạ, nhà hàng nào có nhu cầu thì đặt, không thì mang ra chợ bán lẻ, thủng thẳng thế chứ chẳng phát triển nổi. Chẳng riêng gì anh Dùng, ở khu Đức Hinh này, những người được coi là nuôi nhiều cá nhất như anh Lý Văn Quắn, anh Lâm...quy mô cũng chẳng lớn hơn là bao. Dường như những khó khăn về thời tiết mấy năm trước, cộng với thị trường nhỏ hẹp đã khiến cho người dân nơi đây khó có thể khôi phục lại các lồng cá như trước đây.

Chủ tịch UBND thị trấn Hoàng Thị Tuyết khái lược: Sông Tu Đồn chảy qua 8 khu phố trên địa bàn, thêm vào đó còn có lòng hồ Bản Quyền rộng 10ha, nâng tổng số diện tích mặt nước trên địa bàn thị trấn lên gần 70ha, điều kiện thích hợp để nuôi trồng thủy sản. Thực tế từ nhiều năm trước đây, nghề nuôi cá lồng ở thị trấn Văn Quan đã khá phát triển, chất lượng cá ngon, vì thế mặc dù giá luôn cao hơn ở những nơi khác, nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2002, toàn thị trấn mới chỉ có 18 hộ gia đình nuôi với tổng số 33 lồng cá. Thế nhưng đến giai đoạn 2006-2007, số hộ nuôi đã tăng lên đến 64 hộ với tổng số 104 lồng cá. Đây có thể coi là giai đoạn cực thịnh của cá lồng Văn Quan, tổng sản lượng đánh bắt cá trên địa bàn đạt 35 tấn.

Thế nhưng chỉ 1 năm sau giai đoạn cực thịnh, cá lồng lại rơi vào thoái trào. Lãnh đạo UBND thị trấn cho hay: Thiên tai, dịch bệnh đã gây ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt năm 2008, cơn bão số 6 đã cuốn phăng 68 lồng cá và hầu hết các diện tích quây lưới khiến cho nhiều hộ gia đình lao đao. Đến cuối năm 2011, đập Bản Quyền phải tháo nước để sửa chữa, một lần nữa các hộ nuôi cá lại phải tạm ngừng. Cho đến nay, toàn thị trấn Văn Quan chỉ còn 32 hộ duy trì được 35 lồng và 8 ao cá, nhưng quy mô thì đều rất nhỏ. Không hiếm trường hợp chỉ nuôi với số lượng rất ít để phục vụ nhu cầu của gia đình, tiềm năng, kinh nghiệm nuôi cá lồng trên địa bàn thị trấn Văn Quan từ hàng chục năm nay hầu như không còn phát huy được hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn khóa VIII, nhiệm kỳ 2010-2015 tiếp tục xác định tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cá lồng tương xứng với tiềm năng. Mới đây, UBND thị trấn cũng đang xây dựng đề án khôi phục và phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đặt ra khá cụ thể, phấn đấu đến năm 2015, sản lượng cá các loại đạt từ 30-35 tấn với 70 lồng cá, tổng doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng; rồi tiến tới đăng ký thương hiệu, mở rộng thị trường...Xác định là vậy, nhưng khó khăn là lấy nguồn kinh phí ở đâu ra để làm động lực thúc đẩy cá lồng phát triển trở lại?

Theo kế hoạch đề ra, thì mỗi năm thị trấn cố gắng chắt chiu từ nguồn sự nghiệp kinh tế và tiết kiệm chi thường xuyên hàng năm đề dành ra khoảng 30-50 triệu đồng nhằm xây dựng các mô hình. Thế nhưng cái khoản kinh phí nhỏ bé ấy cũng chẳng phải dễ dàng gì. Ngay như việc mới rồi, hạch toán kế hoạch triển khai mô hình nuôi cá lồng tại phố Tấn Minh và Đức Hinh 1 chỉ vẻn vẹn có 18 triệu đồng mà trầy trật tìm nguồn.

Ngày 21 tháng 5 năm 2013, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND về Thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2020. Trong đó có nội dung quan trọng là hỗ trợ phát triển cá lồng. Nội dung cụ thể là lựa chọn các hộ dân sinh sống xung quanh các hồ chứa để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện nuôi cá lồng nhằm phát huy tiềm năng mặt nước của các hồ chứa, giúp chuyển đổi phương thức sản xuất của người dân, chuyển từ đánh bắt khai thác thủy sản tự nhiên sang chăn nuôi cá lồng có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo.  Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% vật tư để thực hiện nuôi cá lồng, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 thực hiện hỗ trợ 150 lồng nuôi cá chép giòn, trắm cỏ tại một số hồ chứa; giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện mở rộng hỗ trợ cho 250 lồng. Đây có thể coi là cơ hội đối với những địa phương đang tìm hướng phát huy tiềm năng về thủy sản như thị trấn Văn Quan.

http://baolangson.vn
Đăng ngày 05/07/2013
VŨ NHƯ PHONG
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:55 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:55 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:55 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:55 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 04:55 16/11/2024
Some text some message..