Làng tỷ phú trên đảo Bình Ba

Bình Ba là một trong 2 đảo thuộc xã đảo Cam Bình (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “vương quốc” tôm hùm. Không chỉ vì con tôm đem lại cuộc sống giàu có cho dân đảo, mà cách người dân giữ cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững là điều đáng nói hơn.

dao Binh Ba
Một góc đảo Bình Ba

Thương hiệu đảo tôm

Bình Ba nằm biệt lập với đất liền. Từ cảng Đá Bạc (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) ra đảo Bình Ba khoảng 7 hải lý, mất khoảng 1 giờ 20 phút đi đò. Xã Cam Bình có 2 đảo và 4 thôn, riêng đảo Bình Ba đã có 3 thôn. Từ xưa đến nay, do giao thương cách trở nên kinh tế Bình Ba chậm phát triển, mọi hoạt động giao thương giữa đảo với đất liền, đa phần chỉ là trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm cho đảo nên Bình Ba ít được biết đến. Thế nhưng, từ khi con tôm hùm nuôi bén duyên với Bình Ba, bộ mặt xã đảo đã khác. Bình Ba dần hình thành nên những làng nuôi tôm hùm quy mô lớn, chuyên nghiệp. Trên đảo, nhà cao tầng, quán sá nhanh chóng mọc lên. Bình Ba trở thành một địa điểm giao thương tấp nập, sầm uất. Bởi vậy, người dân xứ trầm hương Khánh Hòa có câu: “Yến sào Hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh” để nói về những đặc sản từng vùng quê trù phú.

Theo ông Trần Văn Hóa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, Bình Ba được gọi là đảo tôm hùm bởi xưa nay Bình Ba có rất nhiều tôm hùm tự nhiên. Nhưng nhiều đến mấy khai thác quá mức rồi cũng hết. Tôm tự nhiên ít dần, người dân Bình Ba quay sang học cách nuôi tôm hùm với triết lý đơn giản: Nếu ở Bình Ba có tôm hùm tự nhiên nhiều, hẳn đó là nơi có môi trường sống tốt của loài tôm hùm. Vậy là, từ khi tôm hùm nuôi xuất hiện tại các vùng biển Nam Trung bộ, người dân Bình Ba đã nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật nuôi loài tôm có giá trị cao này. Ông Nguyễn Trọng Kha, một trong những người tiên phong nuôi tôm tại Bình Ba cho biết, ban đầu ở Bình Ba chỉ vài người nuôi thử nghiệm, nhưng sau khoảng 3 vụ nuôi, thấy ai cũng thắng lớn nên hàng trăm hộ dân Bình Ba xoay xở vốn nuôi tôm. Trong 4 - 5 năm liền, người nuôi tôm trên đảo đều trúng lớn, tích lũy được nhiều tiền và hơn hết là làm giàu thương hiệu “Đảo tôm Bình Ba” càng bay xa.

Hiệu quả và bền vững

Nhiều thương lái chuyên kinh doanh tôm hùm cho biết, ở miền Trung có nhiều nơi nuôi tôm hùm, nhưng không có nơi nào nuôi tôm hiệu quả và bền vững như ở Bình Ba. Nói như ông Trần Văn Hóa, hiện người dân có tiền tỷ trong tay chiếm đến 20% dân số xã đảo, còn có vài trăm triệu đến một tỷ đồng thì vô kể. Để minh chứng, ông Hóa chỉ tay về phía mép biển, nơi có những khách sạn 1-2 sao và các nhà hàng nổi nằm chi chít và cho biết, những khách sạn, nhà hàng đó đều do dân xã đảo xây dựng từ việc nuôi tôm hùm. Vậy nên, chẳng có gì khó hiểu khi Bình Ba là xã đảo đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của Khánh Hòa, với mức thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi người/năm.

Bình Ba đã và đang giàu lên từng ngày nhờ việc nuôi tôm hùm. Nhưng vì sao trong khi nhiều vùng nuôi khác thất bại nhưng ở Bình Ba lại thành công? Điều này được anh Trần Ngọc Huy, một tỷ phú tôm hùm nuôi lồng tại Bình Ba, lý giải: “Tôm hùm nuôi cần môi trường sống sạch, chăm sóc như đưa đứa trẻ sơ sinh. Cách đây hơn 5 năm, chính việc phát triển “nóng” lồng bè nuôi tôm khiến nguồn nước ở đây ô nhiễm nghiêm trọng nên có người nuôi trắng tay. 3 năm qua, nhờ chủ trương hạn chế lồng bè, giữ môi trường sạch trên đảo bằng các tổ tự quản trên bè tôm đã được chính quyền địa phương đề ra, người dân đảo hưởng ứng ngay. Với 1.000 hộ nuôi, mỗi tháng đóng góp 300.000 đồng/hộ đã cho ra đời 20 tổ thu gom rác thải. Hàng ngày họ đi thu gom thức ăn thừa, rác thải tại các vị trí nuôi tôm để đem đi xử lý tập trung. Kết quả, trong 3 vụ nuôi tôm gần đây, tôm hùm mắc bệnh hầu như giảm rõ rệt nên những mùa bội thu đã đến với dân Bình Ba.

Đến với “làng tỷ phú Bình Ba” những ngày này là màu xanh ngắt của biển, của những hàng cây xanh mát và khắp trên đảo là những bè nuôi hải sản đem lại nguồn lợi tiền tỷ…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/06/2016
Đăng ngày 14/06/2016
Văn Ngọc
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:57 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:57 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:57 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:57 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:57 18/02/2025
Some text some message..