Lão “ngư phủ” ở Vàm Nao

Nhắc về quá khứ, lão “ngư phủ” tư Hung (Trần Văn Hung, 85 tuổi, cồn Bình Thủy, Châu Phú) vẫn nhớ như in về ký ức “săn” cá to trên sông Vàm Nao.

cá bông lau

“Cao thủ” còn sót lại

Thuở trước, sông Vàm Nao cá ngớp ùng ục. Ngư dân chỉ khai thác bằng thủ công với các loại ngư cụ truyền thống, như: Lưới, câu, chài rê… nên sản lượng cá vẫn được duy trì từ năm này qua năm nọ. Mỗi lần giăng lưới, ngư dân thường dính được cá to, nặng từ 100-200kg/con. Từ đó, sông Vàm Nao được lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi đi đâu, về đâu, hễ nhắc đến sông Vàm Nao thì ai ai cũng biết đó là “ổ cá” nước ngọt. Lão “ngư phủ” tư Hung, ngồi bên dòng sông Vàm Nao bồi hồi kể lại một thời cá ăn không hết mà ông vỗ đùi, tiếc hùi hụi. Bởi, chính con cháu đời sau chỉ biết dùng xung điện khai thác cá theo kiểu tận diệt, mà không gìn giữ sản vật bấy lâu do “trời ban”. Ngày nay, nhiều loài cá sông Vàm Nao đã bị tiệt chủng. “Hồi đó, tui sống chuyên nghề câu lưới trên sông Vàm Nao. Cuộc sống rất thanh nhàn, nhờ nguồn cá thiên nhiên vô tận. Sụp tối ra sông thả câu, nằm nghe sóng vỗ. Đến sáng dong xuồng gỡ lưới, cá dính đầy khoan. Nguồn cá ở khúc sông này đã nuôi sống gia đình tui” - tư Hung chậm rãi kể.

Nghe lão tư Hung nhắc về cá mà chúng tôi cứ tặc lưỡi, bởi những loài cá quý nay còn đâu? Lão nói, mấy chục năm trong nghề, lão giăng dính không biết bao nhiêu con cá hô “khủng”. “Cá hô loại vài ba chục ký nhiều đếm không xiết. Còn cá hô từ 80-200 kg thì dính vài chục con. Kỷ niệm nhớ nhất trong đời giăng lưới của tui là giăng dính được 3 con cá hô, nặng từ 180-200kg” - tư Hung xuýt xoa, rồi kể thêm: “Lần đó, trời còn chưa tỏ mặt, tui bơi chiếc xuồng ra sông thăm lưới thì thấy những chiếc phao chìm ngấm. Biết chắc là dính cá, nhưng chưa thể khẳng định loại cá gì? Khi phân lưới lên thì tay lưới ngày càng nặng chịch. Bất ngờ con cá cứ quẫy đuôi chạy, tui nhanh tay quấn tay lưới vào mũi xuồng. Con cá kéo chiếc xuồng chạy một đoạn trên mặt nước y như máy chạy. Lúc đó, tay chân tui run rẩy, vì sợ chìm xuồng”. Hơn một giờ trên sông, cuối cùng con cá mệt nổi bụng, tư Hung lai dắt chúng vào bờ. Bắt được con cá hô to, tư Hung xẻ thịt bán, mua được vài chỉ vàng.

Bỏ nghề hạ bạc

Theo tư Hung, muốn bắt được những con cá “khủng” thì phải dùng loại chỉ 20, to bằng đầu đũa ăn. Sau đó, đan lại mỗi mặt lưới lớn khoảng 2 tấc, dạo sâu khoảng 10 mét, chiều dài hàng trăm mét. Nếu dùng loại dây nhỏ hơn thì khó bắt được cá lớn, nặng trên 100kg. Tư Hung kể, ngày trước, ngoài cá hô thì trên sông Vàm Nao còn có cá nược (cá heo nước ngọt), cá đao, cá sấu, cá mập… Những loài cá này, ngư dân “ớn” nhất là cá sấu và cá mập nước ngọt. “Trước đây, con sông này nhỏ, độ khoảng bự hơn con kênh. Hai bên mọc đầy tre rừng. Đêm xuống, khúc sông bị tre bao phủ tối mịt. Dưới sông thì cá quẫy đuôi, nghe ầm ầm. Còn trời sáng trăng, cá hô phóng lên mặt nước đùng đùng. Nghe ông bà xưa kể, cái thời đào kênh Vĩnh Tế, nhiều lưu dân trốn chạy về đây lội ngang sông Vàm Nao bị cá sấu, cá mập ăn thịt…” - tư Hung hồi nhớ.

Ngày nay, dòng nước từ con sông Hậu hung dữ đã ngoạm những lớp đất cồn tạo nên vực thẳm sâu hút. Do đó, phía tả ngạn sông Vàm Nao càng rộng dần. Tư Hung nói, thời của ông có rất nhiều ngư dân, thì nay hầu hết đã khuất bóng do tuổi cao. Lần hồi nhớ lại những bạn chài thuở xưa, tư Hung nói giọng run run: “Hai Phượng, chín Mào, út Hộ, tám Hồng… đều là những ngư phủ cự phách. Ngoài giăng lưới dính cá hô, hai Phượng còn giăng câu dính được cá đuối to bằng chiếc đệm bàng nặng trên 200kg đem xẻ thịt đổi lúa, bà con trong xóm ăn đã đời”. Nói đến đây, tư Hung chợt nhớ lại, dạo trước tàu buôn chạy ngang khúc sông Vàm Nao, nhiều con cá hô trên trăm ký bị chân vịt chém nổi phình trên mặt nước, người dân tranh nhau bơi xuồng ra kéo vào bờ chia nhau thưởng thức. “Trong các loại cá hô thì chỉ có cá hô đen là thịt ngon nhất. Còn cá hô hoa cà, thịt ngon không bằng. Cá hô to làm món gì cũng ngon. Đặc biệt, phần ức nấu mẻ, ăn ngon bá cháy…” - tư Hung cười khúc khích.

Hiện nay, khúc sông này chỉ còn cá bông lau, cá sửu, cá cóc, cá mè vinh…, nhưng ít dần. Cá mắm cạn kiệt, nhiều “ngư phủ” cũng ly hương. Hôm trước, thấy ngành chức năng thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản mà tư Hung cùng các ngư dân mừng rơn. Nhưng đêm xuống, dân cào điện càn quét ầm ĩ trên sông. “Chừng nào ngành chức năng dẹp được nạn cào điện thì nguồn cá trên sông mới sinh sôi…” - tư Hung nói chắc nịch, rồi ông trầm ngâm: “Nghe báo, đài thông tin Trung Quốc xây đập ngăn nước dòng Mê Kông, tương lai cá mắm không còn nữa, bà con xứ Vàm Nao sẽ khổ dài dài…”.

Giờ đây, con sông Vàm Nao chảy hiền hòa theo nhịp tháng ngày. Nhưng cá mắm thì cạn kiệt, lão tư Hung đã bỏ cái nghề câu, lưới lên bờ nuôi cá cùng con, cháu của mình. Dẫu vậy, hàng xóm của ông vẫn còn người nối tiếp cái nghề “đâm hà bá”. Hôm ngồi với tư Hung cũng là lúc cái nắng nhàn nhạt vừa nhú, nhiều chiếc xuồng lưới chòng chành cập bến sau một đêm thức trắng. Có người mặt tươi rói, bởi dính được cá bông lau to. Cũng có người mặt bí xị, vì “bà cậu không độ”. Cuộc mưu sinh bằng nghề hạ bạc sao lắm gian truân!“Hiện nay, khúc sông này chỉ còn cá bông lau, cá sửu, cá cóc, ca mè vinh…, nhưng ít dần. Cá mắm cạn kiệt, nhiều “ngư phủ” cũng ly hương. Hôm trước, thấy ngành chức năng thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản mà tư Hung cùng các ngư dân mừng rơn. Nhưng đêm xuống, dân cào điện càn quét ầm ĩ trên sông”.

Báo An Giang, 14/03/2016
Đăng ngày 14/03/2016
Bài, ảnh: Lưu Mỹ
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 07:17 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 07:17 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 07:17 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 07:17 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:17 15/11/2024
Some text some message..