Lão nông chinh phục miền cát trắng

Đến cổng làng hỏi ông Tu Thanh Hường (ở thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) ai cũng biết. Bà con ở đây khâm phục tài năng, sự cần cù, chịu khó và linh hoạt trong sản xuất của ông Hường.

trang trại nuôi tôm
Ông Tu Thanh Hường bên trang trại nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Công Tâm

Vững tin với nghề nuôi tôm

Ông Tu Thanh Hường cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay ông thả được 2 vụ tôm, với diện tích 5ha. Do thời tiết nắng hạn kéo dài nên năng suất tôm giảm hơn so với các năm trước. Để khắc phục khó khăn về hạn hán, hàng ngày ông xuống kiểm tra ao nuôi và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tổn thất. Vụ vừa rồi,  năng suất đạt 5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Hiện tại, ông đã thả được vụ thứ 2, tôm đã được hơn 1 tháng, thời tiết đang thuận lợi hơn nên ông Hường đặt kỳ vọng nhiều hơn vào vụ tôm này.

Nói về cơ duyên đến với nghề tôm, ông Hường cho biết: “Vợ chồng tôi lập gia đình tài sản chẳng có gì quý giá ngoài hai bàn tay trắng. Tôi học đến hàng chục nghề, nhưng nghề nào cũng chẳng gắn bó được lâu dài”.

Đầu năm 1994, ông Hường vay vốn Ngân hàng NNPTNT huyện Ninh Phước được 25 triệu đồng, mua được 11 con dê, số còn lại bỏ vào xây dựng chuồng trại. Vừa nuôi dê ông vừa học thêm kỹ thuật thú y, sau  3 năm ông Hường đã có 350 con dê.

Lúc này, dê có giá từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con, ông bán hết toàn bộ số dê này để trả các khoản nợ cũ, còn dư được trên 300 triệu đồng. Nhận thấy vùng cát trắng là “vùng đất vàng” để nuôi trồng thủy, hải sản. Ông Hường liền mua 1,5ha đất cát ven biển để làm ao thả nuôi tôm sú. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng thêm giá cả hợp lý nên vụ đầu tiên ông thu được 10 tấn tôm, doanh thu 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng.

“Cầm số tiền lớn trên tay mà cả gia đình tôi như đang trong mơ. Không ai ngờ bãi cát trắng vốn bao đời để hoang vu lại đẻ ra nhiều tiền” - ông Hường thổ lộ.

Tuổi cao chí càng cao

Năm 2004, bệnh dịch trên tôm xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất tôm sú của gia đình ông Hường. Năm sau, ông quyết định chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Sự lựa chọn đúng đắn này đã giúp kinh tế gia đình phát triển vượt bậc. Hiện nay, ông đã có 7ha  nuôi tôm thẻ chân trắng với 25 ao nuôi, trung bình xuất bán ra thị trường 100 – 150 tấn/năm, giá bán 100.000 – 120.000 đồng/kg, đem lại doanh thu từ 10 – 12 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lãi từ  5 - 8 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2013, tôm đạt năng suất cao, giá hời, ông Hường lãi ròng tới 8 tỷ đồng.

Về bí quyết thành công, ông Hường nói: “Tôi đúc kết rất nhiều kinh nghiệm qua từng năm, kèm theo đó tôi tìm hiểu thêm qua các tài liệu sách, báo, truyền hình, mạng Internet về nghề nuôi tôm. Phải học, hiểu nghề mới thành công”-ông Hường bày tỏ.

Anh Nguyễn Văn Hiếu - 1 lao động đang làm tại trại tôm của ông Hường thổ lộ: “Cách đây khoảng 7 năm gia đình tôi chỉ có căn nhà tạm. Sau khi tôi được nhận vào làm ở trại tôm, ông Hường đứng ra xây dựng nhà ở cho tôi”.

Trang trại nuôi tôm của ông Hường hiện tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó ông còn giúp đỡ vốn cho những lao động khó khăn xây nhà ở kiên cố không lấy lãi. Hàng năm ông Hường thường xuyên ủng hộ đóng góp công tác xã hội cho địa phương, Hội ND từ 20 – 30 triệu đồng.

Ông Tu Thanh Hường là ND điển hình tiên tiến của Hội ND tỉnh Ninh Thuận nhiều năm liền. Năm 2014, 2015, ông Hường nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Mới đây, ông Hường đã vinh dự nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…

Báo Dân Việt, 31/08/2016
Đăng ngày 31/08/2016
Công Tâm
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:33 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:33 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:33 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:33 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:33 05/11/2024
Some text some message..