Lập “ Nhóm phản ứng nhanh” cho thương mại nông sản

Trước làn sóng hội nhập và những rào cản về kỹ thuật của các nước nhập khẩu, nhiều DN cho rằng cần tập hợp các đầu mối quản lý thương mại cho nông sản thành “nhóm phản ứng nhanh” để giải quyết linh hoạt các vấn đề phát sinh.

nhóm phản ứng nhanh
Cần lập “nhóm phản ứng nhanh” để giải quyết linh hoạt việc xuất khẩu (XK) nông sản hiện nay. Ảnh: ven

Thị trường mở: Cơ hội và thách thức

Ngày 6/5, Việt Nam-Hàn Quốc đã chính thức ký Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra một thị trường đầy tiềm năng. Ngoài ra, chúng ta cũng đang kỳ vọng sớm ký kết FTA Việt Nam-EU.

Về FTA với Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Cụ thể, Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc biệt, trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp...

Trong các ngành hàng nông sản chủ lực thì ngành hàng thủy sản, cụ thể là tôm, được coi là sẽ chịu tác động rất lớn từ FTA này.

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ tôm Việt Nam lớn thứ 5 sau Mỹ, Nhật Bản, EU, và Trung Quốc. XK tôm sang thị trường này năm 2014 tăng 41,3% so với năm 2013, đạt 317,8 triệu USD và nhờ đó, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua.

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì hiện nay công nghệ chế biến, trình độ nhân lực Việt Nam về tôm hơn hẳn so với các quốc gia sản xuất tôm trên thế giới. Việt Nam có 12 DN được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) trong khi Thái Lan có 7 DN, Trung Quốc và Ấn Độ có 2 DN...

Tuy nhiên, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Minh Phú Group (Đơn vị XK tôm đứng đầu Việt Nam) vẫn băn khoăn: “Lợi thế nhiều nhưng bất lợi không ít. Các DN XK tôm vẫn lo lắng các vấn đề như vai trò của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc can thiệp khi phát sinh vấn đề vi phạm các cam kết đối với các nước tham gia hiệp định; vốn đầu tư để DN vượt qua các rào cản kỹ thuật; Luật Lao động và một số cơ chế chính sách của Việt Nam khiến DN gặp nhiều bất cập trong cách tính, quy định về chế độ, ngày giờ làm việc”…

Đây là lo lắng chung của nhiều DN khi đứng trước sự rộng mở của thị trường.

Lập “Nhóm phản ứng nhanh”

Trong cuộc gặp gỡ mới đây với đại diện các DN xuất khẩu nông sản lớn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trực tiếp giải đáp nhiều thắc mắc của DN liên quan đến XK nông sản.

Một vấn đề được các DN nêu lên đó chính là việc phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục thương mại đã làm giảm sức cạnh tranh nông sản Việt. Cùng với đó, DN cũng đưa ra đề nghị cần xem xét lại hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại không nên coi là việc của riêng các tham tán, thương vụ ở nước ngoài mà có vai trò quan trọng của bộ ngành trong nước.

Theo kiến nghị của đại diện nhiều hiệp hội về thương mại nông sản, cần phải có một nhóm “phản ứng nhanh” cho xuất khẩu nông sản trong thời điểm hội nhập hiện nay.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP nêu thực tế: “Mạng lưới tham tán thương mại hiện nay khá rộng nhưng xử lý rất thụ động nhiều vấn đề thị trường cả ngắn hạn và dài hạn. Ngay như hiệp hội của chúng tôi đã 4 năm nay thường kỳ ra một bản tin thương mại 32 trang, cung cấp đều đặn cho các tham tán, nhưng số lượng phản hồi lại thì rất ít”.

Lắng nghe những kiến nghị của DN, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã đồng ý với chủ trương sẽ thành lập một nhóm công tác “phản ứng nhanh” để trực tiếp xử lý kịp thời vướng mắc, tồn đọng của DN trong XK nông sản.  

Nhóm công tác này sẽ tổ chức thường xuyên đối thoại với các hiệp hội, ngành hàng nhằm nắm bắt cụ thể, kịp thời yêu cầu của DN và thị trường, thông qua đó sẽ tìm ra đối sách kịp thời và hiệu quả.

VGP, 08/05/2015
Đăng ngày 10/05/2015
Đỗ Hương
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 16:32 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 16:32 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 16:32 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:32 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 16:32 16/11/2024
Some text some message..