Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng

Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng đã được đánh giá.

Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng
Dấu hiệu bệnh lí của cá. A. Bụng trương to. B. Mắt bị lồi. C. Gan bị xuất huyết (mũi tên trắng) và hoại tử (mũi tên đen)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đối tượng nuôi cá tra với nhiều tiềm năng phát triển thì cá điêu hồng đã và đang trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở các vùng nước ngọt, do đây là loài cá dễ nuôi, chất lượng thịt ngon và dễ thích ứng với điều kiện môi trường.

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá điêu hồng lồng bè phát triển mạnh, mức độ thâm canh cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng cá giống giảm cùng với môi trường nước xấu đã khiến cho dịch bệnh trên cá điêu hồng nuôi bè xảy ra trầm trọng và giá trị thiệt hại tăng . Trong đó, bệnh truyền nhiễm mà nhất là bệnh do vi khuẩn đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cá nuôi, nổi bật là bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (Đặng Thụy Mai Thy và ctv., 2012), bệnh phù mắt do vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012).

Hiện nay, để hạn chế thiệt hại các bệnh do vi khuẩn, người nuôi thường sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh và hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng quy định thường dẫn đến nhiều tác hại như tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, tồn lưu lượng kháng sinh trong thịt cá sau thu hoạch, làm ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, … (Sarter et al., 2007; Dung et al., 2009).

Việc tìm phương pháp mới thay thế cho việc sử dụng kháng sinh là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay. Một trong những lựa chọn hợp lí để thay thế thuốc kháng sinh là sử dụng thảo dược để kiểm soát dịch bệnh thủy sản, trong đó tỏi là một trong những loại thảo dược tiềm năng. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy tỏi có thể sử dụng trong việc phòng trị bệnh trên một số động vật thủy sản (Garbor et al., 2010; Kanani et al., 2014; Ghehdarijani et al., 2016). Ngoài ra, Lee et al. (2012) cũng ghi nhận tỏi có thể kháng các loài vi khuẩn nước ngọt như Pseudomonas fluorescens, Myxococcus piscicola, Vibrio anguillarum, Edwardsiella tarda, Aeromonas      punctata, Flexibacter intestinalisYersinia ruckeri.

Trần Hồng Thủy và ctv. (2013) đã nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của tỏi trong việc điều trị bệnh do A. hydrophila gây ra trên ếch Thái Lan cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch và kháng khuẩn của tỏi trên cá điêu hồng hiện nay vẫn chưa có nhiều. Do đó đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cho cá điêu hồng. Nghiên cứu do Mai Thanh Thanh và Bùi Thị Bích Hằng - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Bổ sung tỏi cho cá diêu hồng nuôi

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae.

Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme.

Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi cho cá diêu hồng có kết quả mật độ tổng hồng cầu, bạch cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu, hoạt tính lysozyme tăng cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Điều này chứng tỏ tỏi giúp tăng khả năng miễn dịch của cá với mầm bệnh.

Sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae, tỉ lệ chết ở các nghiệm thức bổ sung tỏi thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi có tỉ lệ chết thấp nhất (36,7%) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.

Nghiên cứu đã cho thấy bổ sung 0,25% bột tỏi vào thức ăn cá diêu hồng giúp cá tăng cường sức đề kháng với mần bệnh và giảm tỉ lệ chết khi nhiễm bệnh do vi khuẩnS. agalactiae.

Đăng ngày 13/10/2018
Tạp Chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ-Tập 54, Số CĐ Thủy sản, Phần B(2018)
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:51 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 04:51 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 04:51 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:51 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 04:51 15/06/2025
Some text some message..