Liều lượng Inulin tăng cường chống gan thận mủ

Inulin tăng cường miễn dịch chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

gan thận mủ
Bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Nghề nuôi cá tra hiện nay gặp không ít khó khăn, ngoài giá đầu ra bấp bênh, nuôi cá tra trong ao với mức độ thâm canh cao, chất lượng con giống ngày càng giảm, môi trường nước xấu cũng làm cho tình hình bệnh trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Trong đó, bệnh do hai loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluriAeromonas hydrophila là những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá tra. 

Trong nuôi cá hiện nay, quản lí tốt sức khỏe cho cá là một trong những khâu quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng các chất điều biến miễn dịch làm cá tăng trưởng nhanh hơn, kháng bệnh tốt hơn trong đó có Inulin là một trong những prebiotic được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung inulin vào thức ăn làm gia tăng đáp ứng miễn dịch và kích thích tăng trưởng tốt trên cá hồi, cá mú, cá chép, cá rô phi và cá tra ...

Tuy nhiên giá thành inulin cũng khá cao, nếu bổ sung inulin liên tục trong suốt quá trình nuôi cá có thể tác động đến giá đầu tư sản suất cũng như lợi nhuận của người nuôi cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định chu kỳ bổ sung inulin vào thức ăn phù hợp trong nuôi cá tra, cho cá tăng trưởng tốt, đề kháng dịch bệnh.

Nghiên cứu ứng dụng inulin lên miễn dịch của cá tra qua thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức bao gồm:

  • NT1: Đối chứng (không bổ sung inulin)
  • NT2: bổ sung 1% inulin vào thức ăn trong 2 tuần đầu (tuần 1, 2)
  • NT3: bổ sung 1% inulin vào thức ăn cách nhịp mỗi 2 tuần (tuần 1, 2 và 5, 6)
  • NT4: bổ sung 1% inulin vào thức ăn trong 4 tuần đầu (tuần 1, 2, 3, 4)
  • NT5: bổ sung 1% inulin vào thức ăn trong 8 tuần, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. 

Cá được bố trí 30 cá/bể 250 L, được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn là 3% khối lượng thân. Hàng tuần thay khoảng 50% lượng nước trong bể. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần. Kết thúc thí nghiệm, cá được cân trọng lượng để phân tích tăng trưởng, cá thí nghiệm cũng được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri để đánh giá khả năng kháng bệnh. 

Kết quả cho thấy các chỉ tiêu tăng trưởng, huyết học và hoạt tính lysozyme ở các nghiệm thức NT3, NT4, NT5 cao hơn đối chứng. NT3 cho kết quả tăng trưởng, chỉ tiêu huyết học, hoạt tính lysozyme tăng cao và có tỉ lệ chết sau cảm nhiễm thấp. Dựa trên nghiên cứu, đề xuất bổ sung 1% inulin cách nhịp mỗi 2 tuần vào thức ăn cá tra làm cá tăng trưởng tốt, tăng cường miễn dịch và đề kháng với vi khuẩn E. ictaluri

Sau 8 tuần thí nghiệm, cá ở các nghiệm thức bổ sung inulin theo các chu kỳ khác nhau đều có khối lượng cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong đó, NT5 cho kết quả tốt nhất có tăng trọng trung bình đạt 30,0 g, tốc độ tăng trưởng tương đối (DWG) 0,70 g/ngày và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (SGR) đạt 1,27 %/ngày. Ngoài ra, hệ số FCR của cá ở NT5 đạt 1,42, thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. 

Sau 6 tuần thí nghiệm, hoạt tính lysozyme của các nghiệm thức đều tăng, trong đó cao nhất là NT3 (215,67 µg/mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Ở tuần thứ 8, hoạt tính lysozyme của NT3 (211,94 µg/mL) có giá trị lớn nhất và khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).


Tỉ lệ chết tích lũy của cá tra ở các nghiệm thức bổ sung inulin với các chu kỳ khác nhau sau khi cảm nhiễm với E. Ictaluri.

Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm cho thấy các nghiệm thức bổ sung inulin theo chu kỳ khác nhau có tỷ lệ chết thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Cụ thể, tỷ lệ chết của cá ở NT3 là 13%, NT4 là 40%, NT5 là 27% đều thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (79%).

Cá tra sử dụng thức ăn được bổ sung 1% inulin với các chu kỳ khác nhau đều thể hiện đáp ứng miễn dịch thông qua gia tăng chỉ  tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme. Sau 8 tuần thí nghiệm, nghiệm thức 3 (bổ sung inulin cách nhịp mỗi 2 tuần) đạt giá trị tốt nhất, thể hiện qua các chỉ  tiêu huyết học, hoạt tính lysozyme và tăng trưởng, đồng thời có tỉ lệ chết thấp  nhất sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Ewarsiella ictaluri.  

Đề xuất bổ  sung 1% inulin vào thức ăn cá tra theo chu kỳ  cách nhịp 2 tuần cần được tiếp tục nghiên cứu  ứng dụng trong mô hình nuôi cá tra thương phẩm nhằm đánh giá hiệu quả tác động của inulin lên tăng trưởng, sức đề kháng cũng như khả năng kháng bệnh của cá tra trong điều kiện nuôi ao.

Theo Bùi Thị Bích Hằng, Nguyễn Thanh Phương.


Đăng ngày 09/10/2020
NH Tổng Hợp
Nguyên liệu

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Triển vọng protein côn trùng cho thức ăn cá tra Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác mới giữa Entobel và Vĩnh Hoàn nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng thức ăn làm từ côn trùng trong ngành nuôi cá tra.

Ấu trùng ruồi lính đen
• 10:55 11/03/2024

Sử dụng đạm rong bún trong ương cá nâu giống

Đạm bột rong bún một lựa chọn có thể thay thế đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương cá nâu giống. Tỷ lệ sống của cá nâu giống không bị ảnh hưởng mà còn nâng cao được tốc độ tăng trưởng và hiệu suất thức ăn lên so với protein bột cá. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản suất thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của thức ăn thủy sản.

Rong bún
• 10:15 05/03/2024

Dinh dưỡng từ trùn chỉ

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, trùn chỉ dần trở thành đối tượng được nhiều người nuôi sử dụng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, giúp vật nuôi phát triển nhanh, khỏe mạnh. Trùn chỉ cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản do nhu cầu sử dụng cao.

Trùn chỉ
• 08:00 08/02/2024

Sá sùng cơ hội cho đối tượng nuôi mới

Sá sùng còn gọi là sâm đất, địa sâm, giun biển, sá trùng, đồn đột… Thực phẩm từ con này được xếp vào hạng hàng hóa cho giới thượng lưu, giá dao động từ 4,5 - 5 triệu đồng/kg. Chủ yếu khai thác từ tự nhiên.

Sá sùng
• 10:14 29/01/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 15:30 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 15:30 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:30 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:30 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 15:30 19/03/2024