Tảo biển được coi là một nguồn cung cấp các chất có hoạt tính sinh học to lớn, đặc biệt giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật. Chiết xuất từ tảo biển có hoạt tính kháng khuẩn cũng như khả năng chống oxy hóa. Tảo đỏ Porphyra haitanensis là một loài tảo phổ biến tại Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong loài tảo này có chứa nhiều các amino acid và polysaccharide hữu ích cho cơ thể động vật thủy sản. Một nghiên cứu trước đó hco thấy bổ sung loài tảo này vào thức ăn cá chẽm sẽ giúp cá khỏe mạnh hơn và mau lớn hơn (Li, 2006).
Ảnh: seriouseats.com
Bệnh đốm trắng (tên tiếng anh là White spot disease – WSSD) là loại bệnh được xác định đầu tiên năm 1990-1991. Bệnh này xuất hiện ở Đông Bắc Á (Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), từ đó lây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1995, lần đầu tiên xuất hiện bệnh ở Tây bán cầu do Châu Mỹ nhập tôm sú Châu Á về nghiên cứu (những con tôm này có thể đã mang mầm bệnh). Ở Việt Nam, bệnh bùng phát lần đầu vào các năm 1994-1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.
Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSV lây lan trực tiếp từ nước qua các vết thương tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Tôm bố mẹ ăn giáp xác nhỏ có mang WSSV. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn các con tôm bệnh. Virus trong môi trường nước có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua các tế bào biểu mô che phủ trên mang. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao. Đây là một căn bệnh thủy sản vô cùng nguy hiểm, gây thiệt hại hơn trăm triệu đô la mỗi năm đối với người nuôi tôm trên toàn thế giới. Và là bệnh thuộc nhóm bắt buộc phải công bố dịch tại Việt Nam.
Để góp phần vào công trình nghiên cứu tìm kiếm những liệu pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác hại của bệnh đốm trắng gây ra, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm những nguyên liệu mới giúp tôm tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.
Hai thử nghiệm đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng của tảo Porphyra haitanensis đối với tốc độ tăng trưởng, khả năng miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.
Trong thử nghiệm 1, tôm (trọng lượng ban đầu là 0,64g) được cho ăn với bảy chế độ ăn khác nhau: P0, P1, P2, P3, P4, P5 và P6 có chứa 0% (chế độ ăn đối chứng), 1%, 2%, 3% , 4%, 5% và 6% bột tảo P. haitanensis tương ưng trong 60 ngày. Mỗi nghiệm thức có ba lần lặp lại. Hiệu suất tăng trưởng (tăng trọng - WG; tỷ lệ tăng trưởng cụ thể - SGR) của tôm ăn khẩu phần P4 cao hơn đáng kể so với khẩu phần ăn P0, P5 và P6 (P <0,05) nhưng không có sự khác biệt đáng kể với tôm ăn khẩu phần P1và P3 (P> 0,05).
Kết quả: Hoạt tính Hepatopancreas phenoloxidase (PO) của tôm ăn thức ăn có chứa tảo P. haitanensis cao hơn đáng kể so với thức ăn nuôi tôm đối chứng (P0) (P <0,05). Tổng số lượng bạch cầu haemocyte (THC) của nhóm tôm đối chứng (P0) thấp hơn đáng kể so với tôm được cho ăn khẩu phần có chứa tảo đỏ P. haitanensis.
Qua thí nghiệm 1, các nhà khoa học cũng tuyên bố rằng bổ sung tảo đỏ P. haitanensis trong chế độ ăn làm tăng sự phong phú của các vi khuẩn có lợi như Nitrosopumilus, Marinobacter hoặc Bifidobacterium và làm giảm sự phong phú của các vi khuẩn có hại như Vibrio, và đặc biệt rõ rệt trong nhóm tôm ăn chế độ ăn P4 (4% bột tảo).
Trong thí nghiệm 2, thử nghiệm tiêm virus đốm trắng WSSV được thực hiện trong 7 ngày sau khi thử nghiệm nuôi và tỷ lệ sống của tôm cũng được so sánh giữa các nghiệm thức. Một cái chết đột ngột được tìm thấy từ ngày thứ 4, và giá trị sống sót của tôm được cho ăn khẩu phần P3-P4 cao hơn so với tôm cho các chế độ ăn khác trong thời gian thử nghiệm 4-7 ngày.
Phản ứng miễn dịch trong thử nghiệm 2 được đặc trưng bởi hoạt tính Superoxide dismutase cao hơn (SOD) và hoạt tính PO, THC thấp hơn và HCT cao hơn so với mức tìm thấy trong thử nghiệm 1. Các chỉ tiêu sinh hóa trên nằm ở xu hướng thuận lợi trong chế độ ăn P3 và P4 cho thấy tôm ở hai nhóm trên có khả năng miễn dịch với bệnh đốm trắng rất tốt.
Việc bổ sung tảo đỏ Porphyra haitanensis với một tỷ lệ thích hợp vào khẩu phần ăn có thể tăng cường hiệu suất tăng trưởng, khả năng chống oxy hóa và thay đổi tổng số vi khuẩn hoặc sự đa dạng vi khuẩn trong đường ruột của tôm thẻ chân trắng L. vannamei và làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể tôm. Đồng thời khi bổ sung tảo đỏ cho tôm ăn, cơ thể tôm sẽ tăng cường khả năng ức chế miễn dịch bị stress do virus đốm trắng- WSSV, và mức độ bổ sung P. haitanensis trong khẩu phần ăn là từ 2,51% đến 3,14% là thích hợp nhất.
Bài báo đã cung cấp một nguyên liệu dễ tìm vì tảo đỏ P. haitanensis là một loài tảo khá phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, vì thế tiềm năng ứng loài tảo này vào hoạt động sản xuất của các ao tôm là có thể nghĩ đến.