Lo nhất chất lượng tôm giống trôi nổi làm khổ nông dân

“Trước khi chuyển sang làm ngành sản xuất tôm giống và giống cá chẽm, tôi từng nhiều năm nuôi tôm nên thấu hiểu được những vất vả, rủi ro của người nông dân. Điều tôi lo nhất hiện giờ là giống thủy sản trôi nổi trên thị trường từ những cơ sở sản xuất giống kém chất lượng đang làm khổ bà con nông dân và làm ảnh hưởng những doanh nghiệp sản xuất giống chân chính”

doi chiec non coi
Ông Lê Hữu Tình - Phó Giám đốc DNTN Thủy sản Đắc Lộc luôn đội một chiếc mũ cối lăn lộn với đầm, ao tôm. Ảnh: Ngọc Thọ

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) với Dân Việt. Bà Nga nhớ lại: Đầu những năm 90, khi chúng tôi bắt đầu xây trại tôm giống, gia đình tôi đã phải bán đi chiếc xe Honda Dream là vốn liếng duy nhất. 10 năm gian khó nhất đã qua, tôi ngẫm lại mà cứ ngỡ như ngày hôm qua vậy.

Mỗi năm cung cấp 3 tỷ tôm giống, 10.000 tấn tôm

Bà Nguyễn Thị Nga cho biết thêm: Từ khoảng 5 tỷ đồng và hơn 20  người lao động, sau 10 năm hình thành và phát triển, tổng tài sản đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng ngàn lao động tại  địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hiện tại Đắc Lộc đứng top 5 nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.

“Hàng năm, Đắc Lộc cung cấp khoảng 3 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, chất lượng cao, hơn 8 triệu con giống cá chẽm và nhiều loại giống thuỷ hải sản khác để đáp ứng nhu cầu con giống cung cấp cho thị trường. Mỗi năm Đắc Lộc thu mua và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh hơn 10.000 tấn tôm thẻ nguyên liệu” – bà Nga nói.

Theo bà Nga, thành công có được của thủy sản Đắc Lộc ngày hôm nay chính là nhờ chữ tín, bất luận trong hoàn cảnh nào, Đắc Lộc cũng không bao giờ bán rẻ chữ tín mà đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng kém.

“Mong muốn lớn nhất của tôi là tạo ra được những con tôm giống chất lượng cao và cung ứng tới tận tay người nuôi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm để bà con nông dân không còn chịu cảnh thua lỗ” - bà Nga nói.

Cần cơ quan chức năng mạnh tay

Khi tôi hỏi với lĩnh vực đang phát triển mạnh như thủy sản thì đâu là nỗi lo của Đắc Lộc, bà Nga cho hay: “Thị trường hiện nay, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp thì nhiều. Giờ, chuyển sang làm tôm giống, tôi luôn đặt mình vào vị trí của người nông dân, người nuôi. Chúng tôi làm mọi thứ có thể miễn sao tốt cho nông dân, người nuôi: Đầu tư nhân lực chất lượng cao, công nghệ, quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ… để có thể tạo ra những con giống khỏe, sạch cho bà con.

Thực tế, có những công ty làm tôm giống chất lượng thấp, số lượng nhiều, họ trà trộn và làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chính đáng. Đơn cử, trong 1 xã, một hộ thả nuôi 5 ao tôm sạch bệnh và 5 ao tôm với giống không sạch bệnh, sau một thời gian, tôm chết, lây lan hết cho cả những ao còn lại. Như vậy, ảnh hưởng về uy tín mà những công ty làm ăn chân chính là rất lớn. “Cơ quan chức năng phải có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này chứ như vậy không ổn” - bà Nga trăn trở.

nhan co thi dua
Đắc Lộc nhận cờ Thi đua của Chính phủ vì những đóng góp cho kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: ĐLCC

Trong cuộc trò chuyện thêm với anh Lê Hữu Tình - Phó Giám đốc Doanh nghiệp, tôi tình cờ lật giở những trang giấy ghi lại những dòng lưu bút của tất cả các vị khách tới thăm Đắc Lộc. Trong cuốn sổ đã cũ. Tôi bị ấn tượng nhất với những dòng chữ: “Thủy sản Đắc Lộc đã và đang có Đắc nhân tâm, Đắc tài và mãi mãi Đắc Lộc”. Hỏi Lê Hữu Tình, anh cho biết đây là những dòng chữ viết tay đề tặng của một lãnh đạo cấp cao đề tặng và giờ là "slogan" của Đắc Lộc.

Trước khi chia tay, anh Lê Hữu Tình khoe với PV Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt: “Ngoài các đối tượng thủy sản nuôi nói trên, doanh nghiệp đang tính đến hình thức nuôi mới một số đối tượng như tôm hùm, cá ngựa trên cạn… Doanh nghiệp đang xây dựng chuỗi giá trị gia tăng trong nuôi trồng thủy sản, từ tôm bố mẹ đến tôm giống được sản xuất theo quy trình công nghệ cao, cùng các mô hình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao. Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản công nghệ cao nhằm đưa sản phẩm thủy sản địa phương và thủy sản Đắc Lộc đến được nhiều thị trường trong nước và quốc tế”.

10 năm qua, Đắc Lộc cùng đồng hành với người nông dân cung cấp khoảng 3.000 tấn thức ăn và các loại khoáng, vi sinh, thuốc thú y chủ yếu phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đắc Lộc vừa nhận cờ Thi đua của Chính phủ về thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Phú Yên năm 2015. Ngày mai (8.10), Đắc Lộc sẽ là một trong số ít doanh nghiệp ký cam kết cung ứng nông sản an toàn với Bộ NNPTNT.

Báo Dân Việt, 07/10/2016
Đăng ngày 08/10/2016
Ngọc Thọ
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 02:01 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 02:01 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 02:01 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 02:01 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 02:01 19/02/2025
Some text some message..