Loại cá chục năm mới đẻ, muốn thưởng thức khó vô cùng

Cá bỗng từ lâu đã trở thành món đặc sản nổi tiếng được giới sành ăn săn lùng. Dù giá cả có lúc lên tới gần 1 triệu đồng/kg song để được thưởng thức cũng không phải dễ.

con cá bỗng

Lãi gần 200 triệu đồng/năm nhờ nuôi cá bỗng

Theo miêu tả trên trang vietnamtourism, giống cá bỗng có đặc tính ruột nhỏ, ăn ít, dễ nuôi nhưng nhất thiết phải cần nguồn nước sạch và có nước chảy ra vào hàng ngày thì cá mới có thể sống.

Nhiều năm nay, cá bỗng đang trở thành món ăn đặc sản được nhiều nhà hàng săn lùng do có đặc điểm thịt thơm, chắc, ăn rất ngon.

Cá bỗng được người dân tộc Tày tại Hà Giang quý trọng và nâng niu như của cải có giá trị, họ dâng lên trời đất, tổ tiên để tỏ lòng kính trọng.

Tục lệ dùng cá bỗng để cúng trong những ngày lễ của người Tày đã có từ rất lâu đời.

Vào ngày 5/5 và ngày 12/11 âm lịch hàng năm, người ta thường dùng cá bỗng để cúng tạ trời đất và tổ tiên vì một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc.

Ngày 5/5 âm lịch, tất cả các nhà bà con dân tộc thường nấu xôi nếp và cá bỗng nướng để cúng. Còn ngày 12/11 âm lịch, đồng bào thường có phong tục làm bánh cá, cũng là để cúng lễ thần linh, tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Loài cá này cũng giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Điển hình là mô hình nuôi cá bỗng của gia đình ông Nguyễn Văn Lân (80 tuổi, cán bộ nghỉ hưu tại thôn Hát, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).

Ông Lân chia sẻ bí quyết trên tờ Thủy sản Việt Nam, nguồn giống cá bỗng được ông mua chủ yếu từ huyện Bắc Mê (Hà Giang) do người dân thu gom trứng và cá nhỏ ở đầu nguồn sông Gâm và sông suối trong vùng, với giá 2.500 - 3.000 đồng/con.

Nguồn thức ăn của cá là cám công nghiệp cộng với rau, cám gạo, cám ngô, thóc nếp, cá nhỏ, giun quế… được ông chế biến thành thức ăn tổng hợp.

ao cá bỗng
Ao cá bỗng của ông Lâm. Ảnh: Thuysanvietnam

Sau 8 - 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng trung bình 2 - 3kg, được bán với giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, nguồn cá bỗng thương phẩm được ông Lân bán chủ yếu cho các nhà hàng đặc sản ở Hà Giang và các tỉnh lân cận (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…).

Ông Lân cho biết thêm: Một năm thu nhập từ nuôi cá bỗng của gia đình khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi 160 - 180 triệu đồng.

Cá bỗng đẻ rất ít, một con phải nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ, chúng chỉ đẻ được ở những nơi có nguồn nước suối trong mát và không được nuôi lẫn với những loài cá khác.

Tỷ lệ cá con sống sót rất thấp sau mỗi lần đẻ, ví dụ như cá đẻ ra khoảng 100 con thì chỉ sống được 20 - 30 con là nhiều.
Không phải người có tiền nào cũng mua được loài cá này

Chính vì độ ngon và quý hiếm của loài cá này khiến những người được thưởng thức một lần đều nhớ mãi và sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để thưởng thức lại.

Giá cá khi về tới Hà Nội là 750.000 đồng/kg. Thế nhưng, mỗi lần vận chuyển cũng chỉ được vài con loại chục năm tuổi nên không đủ bán cho khách.

các loại cá bỗng
Giá của loại cá bỗng hơn chục năm tuổi lên đến 750.000 đồng/kg song không phải ai cũng mua được. Ảnh: Vietnamnet

Anh Nguyễn Hoàng Quân ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) rất thích ăn món cá bỗng nướng, hấp. Nhưng, để mua được một con cá bỗng chục năm tuổi hay hơn thế là vô cùng khó.

Anh Quân kể, khoảng 6 năm về trước, trong một chuyến công tác lên Hà Giang, anh được mấy người bạn người dân tộc Tày chiêu đãi món cá nướng thơm phức tại một quán ăn trên thị xã Hà Giang, đến giờ anh vẫn không thể quên mùi vị của nó.

Lúc đó, anh tò mò hỏi chủ quán thì được biết, con cá được tẩm ướp lá chanh rồi kẹp vào thanh nứa nướng trên than củi.
Khi nướng, nứa non sẽ tứa nước ra, ngấm vào cá, tạo nên hương vị độc đáo. Thịt cá ngọt thơm, săn chắc, nước mỡ dính như keo bên ngoài khiến vảy cá vàng ươm, ăn giòn tan.

“Kể từ đó, cứ mỗi lần có dịp lên Hà Giang, tôi đều qua thị xã Hà Giang tìm cách mua bằng được loại cá bỗng này. Song, không phải lần nào cũng mua được, bởi loại cá bỗng sông Gâm ngày càng hiếm, nhất là với cá hơn chục năm tuổi.

Còn cá bỗng vài chục năm cho đến gần 100 tuổi thì tôi mới nghe nói chứ chưa thấy ai mua được bao giờ”, anh Quân chia sẻ trên tờ Vietnamnet.

cá bỗng sinh sản
Cá bỗng phải nuôi khoảng chục năm mới sinh sản. Ảnh: Người đưa tin

Lợi nhuận mà các loại cá bỗng mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn giống hiện lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Mùa mưa là mùa sinh nở của các loại cá trên, tuy nhiên lượng cá bắt được làm giống rất hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.

Theo Thạc sĩ Kim Văn Vạn (Trưởng bộ môn Môi trường và Bệnh thủy sản Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cho biết:

Cá Bỗng là loài cá cùng họ với cá trắm cỏ và chép, được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nhân giống thành công gần chục năm nhưng không được áp dụng và phát triển vì loài cá này chậm lớn.

Ưu điểm của nó là sức đề kháng tốt hơn những loài cá khác, thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Theo Người đưa tin

Tri thức trẻ/Soha, 24/11/2015
Đăng ngày 25/11/2015
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:53 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:53 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:53 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:53 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:53 06/11/2024
Some text some message..