Loài cá đắt đỏ bậc nhất Việt Nam, trong bụng chứa một thứ quý như vàng

Giá trị kinh tế của loài cá này đặc biệt cao. Ngày nay thương lái săn lùng được cá có thể bán với giá lên đến hàng tỷ đồng tùy theo trọng lượng.

Cá sủ vàng
Cá sủ vàng được xem là một trong những loài cá đắt đỏ nhất trên thế giới. Ảnh: danviet.vn

Việt Nam có nguồn thủy hải sản phong phú về số lượng lẫn chủng loài, trong đó có một loài cá cực kỳ quý hiếm, giá lên đến tiền tỷ, đó là cá sủ vàng.

Cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus); còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường; là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.

Ở Việt Nam, cá sủ vàng phân bố rải rác từ vùng biển miền Bắc đến miền Nam. Các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An cũng xuất hiện loài cá này nhưng giờ không còn nhiều, thi thoảng mới xuất hiện. Tuy nhiên, chúng chưa được đưa vào Sách Đỏ vì vẫn có thể đánh bắt được.

Cá sủ vàng quý hiếmCá sủ vàng là loài cá cực kỳ quý hiếm và rất khó để nuôi trồng nhân tạo. Ảnh: danviet.vn

Theo các chuyên gia, cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài. Loài cá này sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ.

Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 - 2 năm sẽ tự trở về với biển. Cá trưởng thành kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.

Tùy vào môi trường đang sống mà đầu và lưng cá có màu xám hoặc xanh. Khi cá sủ vàng chết, toàn thân cá sẽ dần đổi màu từ vàng nhạt sang vàng thẫm.

Cá sủ vàng có thức ăn chính là các loài động vật không xương sống và các loài cá con sống ở tầng đáy của môi trường nước. Chúng rất khó phát triển trong môi trường nhân tạo, vậy nên việc nuôi loài cá này làm cảnh hoặc bảo tồn là điều cực kỳ khó khăn.

Theo các chuyên gia, cá sủ vàng là loài cá quý hiếm, thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. TS Đức Minh, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, cho biết, thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon.

Nhiều món ăn độc đáo chế biến từ thịt cá sủ vàng nằm trong top 10 món ăn ưa thích nhất của người Hong Kong, thuộc loại đắt nhất thế giới. Người Trung Quốc còn quan niệm, ăn cá sủ vàng sẽ có nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Ngoài ra, vẩy cá sủ vàng rất cứng nên được dùng để chế tạo những miếng gảy đàn cho người chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay châu Âu.

Tuy nhiên, bộ phận quý nhất của cá sủ vàng là phần bóng cá. Bộ phận này được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật. Cá có trọng lượng 40 - 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi.

Bong bóng cá sủ vàngGiá bán của bong bóng cá sủ vàng là vô cùng đắt đỏ. Ảnh: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Bóng cá sủ vàng dùng để sản xuất chỉ khâu có khả năng tự tiêu sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu. Có thông tin cho rằng giá bóng cá sủ vàng vì thế tới 45.000 - 55.000 USD/kg (khoảng 1-1,2 tỷ đồng/kg) tùy theo độ dài của bóng.

Bên cạnh đó, bóng cá phơi khô cũng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận). Bóng cá rất giàu đạm, cứ 500g bong bóng thì chứa 442g đạm, giúp người ăn đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu… Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà ăn thịt cá sủ vàng sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt người Trung Quốc sử dụng bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền, khiến giá trị của loài cá này càng tăng lên một cách chóng mặt.

Tại Việt Nam, trước năm 2005 cá sủ vàng có giá từ 5 - 7 triệu đồng /kg (300 - 400 USD/kg). Năm 2007 khoảng 15 – 20 triệu đồng/kg, nhưng ngày nay thương lái săn lùng được cá giá có thể bán lên đến hàng tỷ đồng tùy theo trọng lượng.

Tạp chí điện tử Người đưa tin
Đăng ngày 09/01/2023
Minh Hoa
Lạ

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 10:48 16/04/2024

Hành trình ngàn dặm của một sinh vật “trong suốt”

Vào một số thời điểm đặc biệt trong năm, người ta lại thấy hàng đàn sinh vật có ngoại hình kỳ lạ dạt vào bờ biển. Những cá thể này sở hữu sắc xanh nước biển nhạt, một số khác thậm chí còn không có màu. Người ta gọi sinh vật thú vị này là sứa buồm.

Sứa buồm Velella
• 09:00 15/04/2024

Những điều thú vị về sự thích nghi của loài cá tuyết

Dưới những lớp tuyết mỏng manh của đại dương, tồn tại một thế giới huyền bí, nơi cá tuyết tỏa sáng. Loài cá này, dường như đã được sinh ra để sống trong môi trường đầy thách thức của vùng biển đáy tuyết.

Cá tuyết
• 10:18 12/04/2024

Những sự thật thú vị về giấc ngủ của loài cá

Dù không thể nhắm mắt lại, nhưng những chú cá sống dưới nước vẫn có thể ngủ hay thậm chí là còn có thể mơ. Ở mỗi loại cá khác nhau, chúng sẽ có cách ngủ và thời điểm ngủ không giống nhau.

Cá heo
• 10:28 05/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:33 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 13:33 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 13:33 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 13:33 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 13:33 18/04/2024