Loài cá mập có hàm khỏe nhất

Cá mập bò có cú đớp mồi mạnh nhất trong các loài cá mập, gấp nhiều lần lực cần để giết và ăn thịt con mồi.

cá mập bò
Cá mập bò. Ảnh: Direktor/BBC.

Con cá mập bò trưởng thành thực hiện cú đớp mồi với lực đạt đến 6.000 newton (N), mạnh hơn cả cá mập trắng hay cá mập đầu búa, theo nghiên cứu về cơ hàm và hàm cá mập đăng trên tạp chí Zoology.

Các nhà khoa học chưa rõ vì sao cú táp của loài cá mập bò lại mạnh khủng khiếp đến vậy, mạnh hơn nhiều lần lực cần để giết và ăn thịt con mồi.
Maria Habegger, nghiên cứu sinh thuộc trường đại học South Florida, Mỹ và các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu lực cắn 13 loài cá mập và loài cá có họ hàng gần với chúng, từ loài cá ratfish 1 m - họ hàng với cá mập thường sống dưới đáy biển, ăn cua hay con trai, cho đến loài cá mập trắng khổng lồ dài 6 m - ăn cá và động vật biển như hải cẩu hay cá heo.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, loài cá mập sở hữu thân hình to lớn thường có cú táp rất mạnh. Habegger nói trên BBC: "Chúng tôi nghĩ cá mập lớn sẽ có cú táp mạnh như cá mập trắng khổng lồ, cá mập hổ hay cá mập bò. Chúng thường săn con mồi lớn như cá heo, rùa hay thậm chí là con cá mập khác, nên theo cơ chế tự nhiên, chúng phải tạo ra lực cắn rất lớn".

Tuy nhiên, theo nghiên cứu trên, loài cá nhỏ hơn như cá ratfish cũng có lực cắn rất mạnh xét theo tỉ lệ kích cỡ cơ thể, có lẽ là do chúng phải nghiền nát cái vỏ cứng của con mồi.

Nghiên cứu sinh Habegger cho biết, dù cá mập lớn tạo ra cú táp mạnh, nhưng quan trọng lực cắn mạnh thế nào khi xét theo tỉ lệ giữa lực cắn và khối lượng cơ thể.
Cô và các cộng sự thực hiện nghiên cứu cơ hàm và tính toán lực mà chúng tạo ra khi khép hàm lại, sau đó sử dụng công cụ tính toán loại bỏ yếu tố khối lượng cơ thể, tạo ra so sánh công bằng giữa các loài cá mập.

Kết quả, cá mập bò tạo ra lực cắn mạnh nhất trong số những loài cá mập được nghiên cứu. Ngoài ra, lực cắn của cá mập bò cũng thay đổi theo vòng đời của nó. Những con cá mập bò còn nhỏ lại có những cú táp mạnh hơn những con lớn. Điều này giúp chúng có lợi thế so với các đối thủ khác, giúp chúng săn những con mồi đa dạng hơn khi còn nhỏ.

Theo nghiên cứu, hầu hết cá mập bò tạo ra một lực gần 6.000 N ở hàm sau và 2.000 N ở hàm trước.

Các chuyên gia cho rằng, không cần đến lực cắn mạnh khủng khiếp như thế để xuyên vào da cá hay thậm chí đâm thủng cả xương. Có lẽ hàm khỏe của cá mập bò dùng để nghiền nát mai rùa hoặc dùng đi săn trong những vùng nước tối nơi loài cá mập bò thường trú ngụ.

Ở môi trường sống bị hạn chế tầm nhìn, việc đi săn sẽ khó khăn hơn những vùng nước khác, vì thế để đảm bảo không bị mất một bữa ăn thì những cú táp phải thật sự mạnh để kết liễu ngay con mồi.

Cá mập bò có tên khoa học Carcharhinus leucas, thuộc họ cá mập Carcharhinidae, thường sống ở những vùng nước nông và ấm. Chúng có thể dài tới 3,5 m, có cái đầu rất khỏe và hiếu chiến.

Vnexpress
Đăng ngày 14/10/2012
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 21:49 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 21:49 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 21:49 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 21:49 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 21:49 27/11/2024
Some text some message..