Loài cá nuôi ghép giúp tôm phòng bệnh

Kết quả cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. Chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Loài cá nào thích hợp nhất để nuôi ghép với tôm
Nuôi ghép cá măng và tôm giúp tôm phòng bệnh

Các tính chất miễn dịch và sinh hóa của chất nhầy trên da của các loài cá khác nhau có thể có tác dụng có lợi đối với việc quản lý sức khoẻ khi cá được nuôi trong cùng một hệ thống.

Thí nghiệm

Thí nghiệm này của các nhà khoa học Ấn Độ được tiến hành để điều tra và so sánh các tính chất miễn dịch và sinh hóa của chất nhầy ở 3 loài cá nước lợ: Cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Măng (Chanos chanos) và cá Đối (Mugil cephalus). Chất nhầy được thu thập từ bề mặt bên ngoài da của 6 cá thể cá của mỗi loài và được sử dụng để phân tích các đặc tính miễn dịch và thành phần sinh hóa.

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm

Cá Chẽm (Lates calcarifer)

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm

Cá Măng (Chanos chanos)

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm

Cá Đối (Mugil cephalus)

Kết quả

Các thông số miễn dịch cơ bản như lysozyme, hoạt tính đông máu, hoạt hóa bào thực và lectin cao hơn đáng kể một cách có ý nghĩa trong chất nhầy của cá Măng (C. chanos) (p <0.05), sau đó là Chẽm (L. calcarifer) và thấp nhất là cá Đối (M. cephalus).

Tương tự, chất nhầy của cá Măng (C. chanos) có hoạt tính protease, alkaline phosphatase và hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Phân tích quang phổ UV cho thấy sự có mặt của toluen, izoquinolin, 2-furdehyde, axit octadecenoic, biphenyl, thymidine và acid cinnamic trong chất nhầy của cá Chẽm (L.calcarifer), trong khi đó không có ở hai loài khác.

Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier cho thấy isothiocyanat, aldehyde và alkene là các nhóm chức năng thông thường trong chất nhầy của cả ba loài cá.

Kết luận

Kết quả cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Báo cáo được đăng trên: Springer

Đăng ngày 18/10/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 15:53 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:53 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 15:53 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 15:53 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 15:53 04/12/2024
Some text some message..