Loài huệ biển mới phát hiện có dáng bơi đẹp tựa vũ công

Gần đây, một tập thể nghiên cứu ở khu vực Nam Đại Dương đã phát hiện được một nhóm sinh vật biển mới lạ với tên gọi là Promachocrinus hay còn được gọi sao lông vũ Nam Cực. Trong số đó, họ đặc biệt bị thu hút bởi Promachocrinus fragarius - một loài sao lông vũ có đến 20 “cánh tay”

Promachocrinus fragarius
Promachocrinus fragarius là một loài huệ biển độc đáo mới được phát hiện

Sao lông vũ dâu ây Nam Cực trông như thế nào? 

Theo công bố của nhóm nghiên cứu Mỹ, Promachocrinus là một nhóm sinh vật lớn thuộc chi Crinoids (huệ biển) thường phân bố ở độ sâu từ 65m đến khoảng 1,2km ở khắp Nam Đại Dương. Sở dĩ loài sao lông vũ Promachocrinus fragarius được chú ý hơn cả bởi nó sở hữu gấp đôi số “cánh tay” so với những loài cùng họ chỉ có khoảng 10 cánh tay. 

Do có ngoại hình có cấu tạo tương đồng với một quả dâu tây nên họ đã đặt tên cho Promachocrinus fragarius là strawberry (dâu tây) hay gọi tên đầy đủ là sao lông vũ dâu tây Nam Cực.  

Thực tế thì 20 “cánh tay” của sao lông vũ dâu tây là những nhánh có thể là màu tím hay đỏ sẫm xuất phát từ trung tâm cơ thể của chúng. Do đó, nhìn tổng quan thì vẻ ngoài của loài huệ biển này gần giống một hình tam giác với đặc trưng là phần trên rộng và thuôn nhọn, còn phần dưới có dáng tròn. 

Vì sở hữu dáng vẻ có phần kỳ dị này nên sao lông vũ dâu tây Nam Cực từng bị ví von như một sinh vật đến từ hành tinh khác, điển hình là chúng thường bị so sánh với một quái vật có tên là Facehugger (Thể bám mặt) trong bộ phim Alien năm 1979. 

Promachocrinus fragarius Sao lông vũ dâu tây có đến 20 cánh tay. Ảnh: indiatvnews.com

Dáng bơi tuyệt đẹp của sao lông vũ dâu tây Nam Cực 

Trong quá trình theo dõi hoạt động của loài huệ biển này, các nhà sinh vật học đã nhận thấy rằng chúng là sinh vật biển có lối di chuyển rất đặc biệt. Nhưng bởi sao lông vũ dâu tây Nam Cực thường dành hầu hết thời gian trong đời để cư trú tại những tảng đá và rạn san hô bằng cách bám vào chúng nên việc ghi nhận dáng vẻ bơi lội tuyệt đẹp của chúng diễn ra không mấy thuận lợi. 

Mặc dù chúng không ưa thích di chuyển, nhưng chính những lần hiếm hoi bơi lội dưới đại dương của sao lông vũ dâu tây Nam Cực đã khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng đều phải xuýt xoa. Lý do không phải chỉ là vì cảnh tượng đó rất khó để bắt gặp mà là những cánh tay của chúng thực sự “tỏa sáng” bằng cách chuyển động uyển chuyển và nhịp nhàng ở biển sâu làm chúng ta liên tưởng đến màn biểu diễn của một vũ công. Nhiều chuyên gia sinh học biển phải công nhận rằng điệu múa của Promachocrinus fragarius đã thực sự cuốn hút họ. 

Không chỉ gây chú ý bởi kỹ năng nhảy múa điêu luyện, sao lông vũ dâu tây Nam Cực còn có một khả năng thú vị khác, đó là chúng có thể tái tạo các chi vô hạn. Nhà sinh vật học Angela Stevenson đã giải thích quá trình này chính là chìa khóa quan trọng giúp loài huệ biển này tồn tại trong hơn 200 triệu năm. 

Promachocrinus fragariusNhững cánh tay của chúng thực sự “tỏa sáng” bằng cách chuyển động uyển chuyển và nhịp nhàng. Ảnh: doisong.trithuccuocsong.vn

Là một sinh vật có gốc gác lâu đời, nhưng quan sát từ hình dạng cơ thể đặc biệt cùng việc phân tích mẫu DNA của sao lông vũ dâu tây Nam Cực đã cho thấy đây chính là một loài hoàn toàn mới.  

Kết quả này đúng là một khám phá hết sức thú vị về loài huệ biển nói chung cũng như thúc đẩy thêm nhiều hoạt động nghiên cứu khác về Promachocrinus fragarius nói riêng nhằm bổ sung đa dạng thông tin về sinh vật có ngoại hình như đến từ một hành tinh khác này. 

Đăng ngày 28/02/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 08:20 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 08:20 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 08:20 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 08:20 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 08:20 14/10/2024
Some text some message..