Sò tai tượng có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, trong đó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chúng có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Đặc biệt, chúng có thể sống tới 100 năm.
Sò tai tượng là loài động vật lưỡng tính, sò tai tượng đẻ trứng và phóng tin trùng vào trong nước. Trứng sẽ được thụ tinh ở môi trường bên ngoài.
Đây là loài thân mềm khổng lồ này sống bằng cách hút dinh dưỡng được tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của mình. Bên cạnh đó, chúng còn hút tất cả các loài sinh vật phù du có trong nước vào cơ thể rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.
Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh việc lấy thịt để chế biến thức ăn, vỏ sò còn được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.
Việc thu hoạch quá mức khiến cho loài động vật này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng.