Long An: Đào ao nuôi tôm tràn lan trên đất lúa

Do nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa nên thời gian qua, nông dân vùng Đồng Tháp Mười ở Long An đua nhau đào ao nuôi tôm trên đất lúa, mặc dù ngành chức năng đã nghiêm cấm.

Ao nuôi tôm
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng của một hộ dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An)

Men theo quốc lộ 62 (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), những cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay” trước đây đã thay bằng những ao nuôi tôm với guồng máy cánh quạt tạo ôxy quay trắng xóa mặt nước. 

Chị Lê Thị Phượng (ấp 7) cho biết, làm lúa thu nhập không cao nên đã đầu tư 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng và 1 ao lắng.

Ao nuôi tôm thẻ chân trắng và ao lắng của một hộ dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An).

“Cứ một ao 3 công mặt nước thu được từ 700-800 triệu đồng/vụ, 3 vụ/năm. Với giá tôm khoảng 160.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi hơn 70.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm dư được hơn 3 tỷ đồng, nếu trồng lúa thì làm sao mơ tới”, chị Phượng nói.

Theo chị Phượng, kỹ thuật nuôi tôm không mấy phức tạp: bơm nước qua ao lắng khoảng 30 ngày, sau đó xử lý lấy nước mặt bơm lại. Nước mặn được bơm từ giếng khoan, nếu không đủ mặn thì pha thêm muối.

Mặc dù chính quyền cấm đào ao, xử phạt nặng nếu vi phạm nhưng nhiều người dân ở các địa phương Mộc Hóa, Kiến Tường, Tân Hưng, Thạnh Hóa... (Long An) bất chấp, lén đào ao vào ban đêm. Mới đây, tại xã Tân Lập có một khu vực đang được thi công đào ao, xây dựng khu nuôi thủy sản khá quy mô.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An, cho biết, năm 2021, trước việc chuyển đổi ồ ạt từ đất lúa sang nuôi tôm, ngành chức năng đã khoanh vùng, đánh giá theo dõi tình hình nuôi tôm tác động đến môi trường nước.

Qua 2 năm theo dõi cho thấy, nước thải nuôi tôm xả ra bên ngoài có một phần ảnh hưởng môi trường. Song, để xác định rõ nguyên nhân, ngành chức năng phải tiếp tục theo dõi. Long An không có chủ trương cho người dân chuyển đổi nuôi tôm trên khu vực Đồng Tháp Mười vì nơi đây là hệ sinh thái nước ngọt. 

Các ngành chức năng địa phương kiên quyết xử lý không để phát sinh diện tích nuôi mới. Trường hợp có những hộ dân nuôi mới phát sinh, ngành chức năng vừa xử lý vi phạm hành chính vừa buộc phải khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu.

Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm tại Đồng Tháp Mười là khoảng 350ha. Ngành nông nghiệp e ngại cách xử lý ao tôm theo hệ thống tuần hoàn, không xả thải ra bên ngoài do chi phí khá cao. Trường hợp nuôi 2-3 vụ tôm, nếu không xử lý tốt sẽ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng môi trường xung quanh.

TS Lê Phát Quới, Trung tâm Khoa học môi trường và sinh thái TPHCM, cho biết, vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An) là vùng sinh thái nước ngọt chỉ trồng lúa và một số hoa màu. Khi người dân đào ao nuôi tôm tự phát, chính quyền tỉnh Long An phải xem xét đánh giá và yêu cầu dừng lại ngay từ đầu. 

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã không làm được, người dân, doanh nghiệp thấy lợi nhuận từ nuôi thủy sản cao hơn làm lúa thì họ làm theo. 

Dưới tầng sâu của khu vực này không phải là nước mặn mà là nước bị nhiễm mặn (nước lợ), khi người dân khoan giếng lấy nước lên không đủ mặn sẽ pha thêm muối. Về lâu dài, tài nguyên đất đai và nước của khu vực chắc chắn sẽ bị suy thoái nghiêm trọng, phá vỡ hệ sinh thái.

Báo SGGP
Đăng ngày 17/04/2023
Ngọc Phúc
Nông thôn
Bình luận
avatar

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 13:29 09/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 13:29 09/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 13:29 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 13:29 09/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 13:29 09/09/2024
Some text some message..