Long An: Một số giải pháp cần lưu ý đối với người nuôi tôm hiện nay

Tình hình nuôi tôm nước lợ trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thời tiết bất lợi đối với người nuôi tôm: nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sớm, có thời điểm nhiệt độ lên đến 38 độ C, độ mặn trên 32 phần ngàn, mưa trái mùa, nguồn nước bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại thời điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt là nitrite, amonia, vi khuẩn Vibrio…) làm gia tăng tỷ lệ tôm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng…

quản lý ao tôm
Ảnh minh họa: tepbac.com

Hiện nay, giá tôm thương phẩm đang giảm mạnh trong khi giá vật tư đầu vào không giảm, một số loại còn tăng giá, nên chi phí sản xuất của người nuôi tôm gia tăng. Do vậy năm 2015, tiến độ thả giống thâm canh, bán thâm canh chậm, một số diện tích bỏ trống.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản theo Công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày 20-5-2015 về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015, để hạn chế thấp nhất những rủi ro, bà con nuôi thủy sản thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ tình hình nuôi tôm nước lợ, kiểm tra và hướng dẫn người nuôi tuân thủ qui trình kỹ thuật, lựa chọn và sử dụng giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; Thực hiện ương vèo giống trước khi nuôi thương phẩm; Thả nuôi mật độ hợp lý, phát hiện nhanh dịch bệnh, xử lý kịp thời, khống chế không để dịch bệnh phát tán trên diện rộng. Cập nhật thông tin thị trường và thông báo tới người nuôi kịp thời tổ chức sản xuất phấn đấu đạt kế hoạch năm 2015.

Thứ hai, về con giống tôm cần tập trung kiểm soát chất lượng tôm giống.Tăng cường thanh tra, kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh nhằm quản lý tốt chất lượng tôm giống phục vụ sản xuất. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý giống thủy sản tại Thông tư 26 ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba, về quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học và sản phẩm cải tạo môi trường cần tăng cường công tác kiểm tra thu mẫu phân tích nhằm phát hiện những sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm không có trong danh mục, xử lý nghiêm theo qui định và công khai kết quả kiểm tra trên phương tiện thông tin đại chúng, khuyến cáo đến người nuôi một cách kịp thời.

Thứ tư, về công tác quan trắc môi trường nước, cần cải tiến nội dung quan trắc, thực hiện các chỉ tiêu cần thiết. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng các thông tin quan trắc, cảnh báo môi trường, đặc biệt là ở các vùng nuôi tập trung để nhanh chóng phát hiện và cảnh báo cho người nuôi những biến động xấu về môi trường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhằm phục vụ cho nuôi tôm nước lợ hiệu quả.

Thứ năm, về phòng trừ dịch bệnh, hướng dẫn và khuyến cáo người nuôi tuân thủ các biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi, khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến (nuôi tôm trong nhà kín, nuôi tôm nhiều giai đoạn, Biofloc, nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn, ít thay nước…) để kiểm soát các yếu tố môi trường và hạn chế dịch bệnh.

Thứ sáu, về thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tiếp tục rà soát và đề xuất các chính sách đầu tư phát triển thủy lợi, điện, giao thông, trại sản xuất giống, công trình xử lý nước thải phục vụ nuôi tôm nước lợ hiệu quả.

Thứ bảy, tăng cường hơn nữa các hoạt động khuyến nông.

Thứ tám, phát triển nuôi tôm theo định hướng quy hoạch và tập trung, đa dạng hóa các loại hình nuôi như nuôi tôm trong nhà siêu thâm canh, nuôi kết hợp tôm lúa, nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học… nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Đặc biệt là xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thông qua việc đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, hạn chế việc lệ thuộc quá lớn vào một vài thị trường, tập trung vào các thị trường tiềm năng có nhu cầu tốt như ASEAN, Hàn Quốc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh sản xuất tập trung hướng đến chất lượng "sản phẩm sạch" để tạo thương hiệu tôm Việt Nam./.

Long An, 28/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Huỳnh Phương Thảo – Trung tâm Khuyến nông Long An
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 22:26 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 22:26 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 22:26 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 22:26 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 22:26 19/12/2024
Some text some message..