Long An: Những lưu ý khi nuôi tôm trong mùa nắng nóng

Hiện nay, tổng diện tích thả nuôi tôm nước lợ tỉnh Long An là 2.437, 05 ha, đạt 39,95% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích tôm bị thiệt hại là 625,10 ha, chiếm 25,65%, chủ yếu là xảy ra trên tôm thẻ chân trắng, chiếm 31,29%. Nguyên nhân chủ yếu là do tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, mức thiệt hại từ 7-20 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, một phần diện tích không nhỏ tôm bệnh là do sốc các yếu tố môi trường khi thời tiết nắng nóng gay gắt kèm theo những cơn mưa trái mùa.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tôm cá là động vật biến nhiệt nên chúng luôn chịu ảnh hưởng lớn khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường. Vào mùa nắng nóng hàng năm, hai vấn đề lớn xảy ra gây tác hại xấu đến nghề nuôi thủy sản mà người dân phải đặc biệt quan tâm là:
Thứ nhất là quá trình thay đổi các yếu tố môi trường, cụ thể như sự biến động nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan, độ trong, … Khi nhiệt độ tăng cao trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy. Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm xảy ra nhiều hơn và các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều oxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm. Vào mùa nắng nóng này, tảo sẽ phát triển nhiều, khi tảo phát triển đến một giai đoạn nhất định (từ 7-10 ngày) thì sẽ dẫn đến quá trình tàn lụi, làm biến động pH và tích tụ nhiều khí độc trong ao.

Để cải thiện sự thay đổi các yếu tố môi trường này, trước hết, người nuôi phải gia cố bờ ao thật kỹ nhằm tránh sự rò rỉ nước trong ao. Bên cạnh đó, người dân hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, chỉ nên cấp nước qua ao lắng và nâng mực nước trong ao nuôi đạt từ 1 đến 1,4m. Đối với những ao nuôi không có ao lắng, sau khi cấp nước bà con nên bổ sung vitamin C, vi khoáng, hóa chất khử kim loại nặng kết hợp với vôi dolomite tạt xuống ao với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, để ổn định các yếu tố môi trường nước, trong quá trình nuôi, người nuôi nên thường xuyên sử dụng các loại men vi sinh tạt xuống ao để tạo ra các chủng vi khuẩn có lợi.

Thứ hai là quá trình thay đổi các yếu tố chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Tôm nuôi dễ bị sốc môi trường (như nhiệt độ, pH, khí độc, …) và mầm bệnh cơ hội dễ tấn công như một số bệnh đóng rong, đen mang, cong thân, cụt râu, …
Để hạn chế những bệnh trên, người nuôi không nên gây sốc cho tôm bằng các biện pháp như chài, mò, thăm vó, ... Nên thường xuyên kiểm tra màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện và xử lý kịp thời. Người nuôi nên tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bổ sung vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ gan, ... Khi tôm thẻ chân trắng đạt trên 30 ngày tuổi nên giảm liều lượng cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau tùy theo mật độ thả tôm trong ao.

Tóm lại, để nuôi tôm đạt hiệu quả, người nuôi không những tuân thủ đúng các quy trình cải tạo ao nuôi, chọn thả giống, chăm sóc và quản lý tốt mà còn quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết để có những biện pháp xử lý kịp thời.

http://www.agroviet.gov.vn
Đăng ngày 21/05/2012
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:45 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:45 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:45 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:45 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:45 15/11/2024
Some text some message..