Long An phát triển thủy sản vùng Đồng Tháp Mười

Nghề nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An đã có từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phải phát triển sản xuất theo hướng ổn định, bền vững và có chiều sâu để thủy sản trở thành thế mạnh của vùng.

thu hoach ca loc
Thu hoạch cá lóc đồng ở vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: MỸ YẾN

Hiệu quả bước đầu

Vùng nuôi trồng thủy sản Đồng Tháp Mười theo quy hoạch của tỉnh Long An gồm các huyện: Đức Huệ, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. Từ lâu, người dân vùng này nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế gia đình. Thế mạnh của vùng dựa vào mùa lũ với các mô hình nuôi lồng, vèo trên sông hoặc ao hay trên ruộng lúa các loại cá đồng như: cá lóc, trê, rô, cá tra, mùi, rô phi, chép,...

Ông Phạm Hoàng Anh, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, chia sẻ: “Nuôi trồng thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mười đang mang lại hiệu quả cho nông dân. Ở địa phương, nghề nuôi cá trê vàng đang phát triển, như gia đình tôi có 500m2 nuôi cá trê vàng, nuôi 2 vụ/năm; trung bình mỗi vụ lãi 30 - 40 triệu đồng”.

Tình hình hạn, xâm nhập mặn thời gian qua cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh nên giải pháp cơ bản để phát triển diện tích nuôi thích ứng với điều kiện tự nhiên là thực hiện tốt quy hoạch, triển khai kế hoạch mùa vụ và quản lý vùng nuôi; tăng cường công tác quan trắc môi trường và phòng, chống dịch bệnh; phối hợp giữa các địa phương trong việc điều tiết nước mặn, ngọt bảo đảm sản xuất.

Mặc dù nuôi trồng thủy sản đạt những hiệu quả nhất định nhưng đa phần người dân nuôi theo hướng tự phát, nhỏ, lẻ, không phát triển đồng bộ nên chưa phát huy được tiềm năng cũng như thế mạnh của vùng, đồng thời chưa tạo được thương hiệu riêng biệt. Một số mô hình như nuôi cá trong ao chỉ ở mức thâm canh tự phát với quy mô nhỏ hoặc dừng lại ở mức bán thâm canh hay kết hợp với VAC để tăng thu nhập; các mô hình nuôi tôm càng xanh, thủy đặc sản còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, thiếu giống; chất lượng con giống không ổn định, giá thành đầu ra chưa bấp bênh; kỹ thuật nuôi các loài thủy đặc sản chưa cao...

Hướng đến ổn định

Tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, hàng năm lũ đổ về giúp hơn 100.000ha đất rất thuận lợi phát triển nuôi thủy sản trong ao, đăng quầng, đóng vèo, bè và nuôi trong ruộng lúa. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Long An, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 6,80%/năm (giai đoạn 2001-2012). Sau năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.730ha; trong đó, cá nuôi ao chiếm 66,80%, trên ruộng lúa (trong mùa lũ) chiếm 32,40%, còn lại là các loại thủy sản khác và khoảng 842 vèo nuôi cá. Sản lượng đạt mức tăng trưởng bình quân 3,40%/năm (giai đoạn 2001-2012), sau năm 2012 đạt 12.146 tấn.

Năm 2014, quy hoạch thủy sản vùng Đồng Tháp Mười được tỉnh triển khai nhằm khuyến khích người dân phát triển nuôi trồng thủy sản và phát huy thế mạnh của vùng. Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị triển khai chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn cho hơn 30 cán bộ Phòng NN-PTNT; phối hợp địa phương tổ chức các hội nghị cho hơn 150 cán bộ, công chức cấp xã, người nuôi thủy sản tại huyện Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 803 triệu đồng cho các huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Năm 2015, hỗ trợ gần 7,8 tỷ đồng cho các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thị xã Kiến Tường.

Theo Quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Long An Tạ Văn Nguyễn Hoàng, để định hướng phát triển thủy sản vùng Đồng Tháp Mười, trước mắt đẩy mạnh phát triển theo hướng tập trung (thâm canh, bán thâm canh) trên các diện tích ao, vùng đất ven sông với đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, rô phi đơn tính, cá lóc, trê và tôm càng xanh. Phát triển nuôi cá mùa lũ với mô hình nuôi lồng bè, vèo trên các sông, kênh theo hướng bảo vệ môi trường với các loài có giá trị kinh tế như cá lóc, điêu hồng, bống tượng và mô hình nuôi cá - lúa kết hợp.

Về lâu dài, định hướng phát triển nhiều loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa các loài thủy sản có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Chú trọng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; đặc biệt phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 09/09/2016
Đăng ngày 12/09/2016
Hải Phong-Thanh Mỹ
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 09:38 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 09:38 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:38 09/11/2024
Some text some message..