Lúa - tôm vào vụ

Nông dân các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) vừa kết thúc vụ tôm nuôi nước lợ, đang tích cực rửa mặn để chuyển sang gieo cấy vụ lúa (mô hình lúa - tôm).

ruộng lúa
Nông dân huyện An Minh xả bỏ nước mặn sau vụ nuôi tôm, chờ mưa để lấy nước ngọt rửa mặn chuẩn bị xuống giống vụ lúa.

Năm nay, nhiều địa phương đẩy mạnh phát triển mô hình cánh đồng lớn (CĐL) với sự tham gia của doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân.

Ông Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, theo lịch thời vụ khuyến cáo, đến cuối tháng 7, chậm nhất là 15/8 vùng U Minh Thượng sẽ kết thúc vụ nuôi tôm, nông dân xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn. Sau khi xả bỏ từ 2 - 3 lần, đất hết mặn là tập trung xuống giống vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Năm nay, Trung tâm triển khai “mô hình nuôi tôm - lúa quản lý cộng đồng” tại xã Đông Hòa, An Minh với diện tích 40 ha.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, đây là năm thứ 5 liên tiếp trung tâm thực hiện mô hình nuôi tôm - lúa quản lý cộng đồng. Mục tiêu là tạo sự gắn kết giữa các hộ nông dân, tạo ra CĐL với hệ thống đê bao hoàn thiện, đảm bảo an toàn cho nuôi tôm và SX lúa.

Cứ sau 1 vụ tôm - 1 vụ lúa (1 năm), mô hình lại được chuyển giao lại cho nông dân tự thực hiện, trung tâm sẽ chọn địa phương khác để xây dựng cánh đồng mới với quy mô từ 40 - 50 ha.

Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ khoảng 7 triệu đồng/ha, trong đó vụ tôm được hỗ trợ một phần chi phí con giống, xét nghiệm dịch bệnh trước khi thả nuôi, vật tư, hóa chất cải tạo môi trường. Còn vụ lúa được hỗ trợ 60% chi phí mua lúa giống. Vụ này, các hộ dân thống nhất chọn giống GKG 9 để gieo sạ trên toàn bộ diện tích cánh đồng 40 ha.

Trong suốt quá trình thực hiện, cả vụ tôm và vụ lúa, đều có cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cùng nông dân thực hiện, kiểm tra phòng chống dịch bệnh.

Ngoài mô hình của Trung tâm KN-KN Kiên Giang, còn có mô hình CĐL trên nền đất nuôi tôm do Cty CP BVTV An Giang thực hiện với giống lúa BN 1. Tại huyện An Minh, đây là năm thứ 3 liên tiếp Cty triển khai thực hiện mô hình này.

KS Võ Hoàng Liệt, Trưởng nhóm phụ trách vùng U Minh Thượng của Cty CP BVTV An Giang cho biết, đến thời điểm này đã ký hợp đồng với nông dân thực hiện CĐL với tổng diện tích 1.200 ha, thuộc địa bàn 3 xã: Đông Hòa, Đông Thạnh và Đông Hưng (huyện An Minh).

Cty đang theo dõi tình hình rửa mặn của bà con nông dân, đồng thời giao lúa giống để chuẩn bị gieo sạ. Tham gia mô hình, nông dân sẽ được phía Cty hỗ trợ quy trình sản xuất và đầu tư toàn bộ giống, phân bón, thuốc BVTV đến cuối vụ không tính lãi.

Về đầu ra, Cty ký hợp đồng bao tiêu với giá cố định là 9.000 đồng/kg giống lúa BN 1, độ ẩm đạt chuẩn thu mua là 15,5%.

Phó Trưởng phòng NN-PTNT An Minh, Nguyễn Thanh Tùng cho biết, theo lịch thì đến ngày 15/8 sẽ kết thúc vụ tôm, chuyển sang vụ lúa. Phòng đang khuyến cáo người dân thu hoạch dứt điểm tôm nuôi, xả bỏ nước mặn để hứng nước mưa rửa mặn cho đất, chuẩn bị xuống giống.

Riêng về mô hình CĐL giống lúa BN 1 mà Cty BVTV An Giang đang thực hiện, ông Tùng cho biết, cán bộ kỹ thuật của phòng sẽ phối hợp cùng với các kỹ sư của Cty hướng dẫn bà con rửa mặn, thống nhất lịch xuống giống và cùng phòng chống dịch bệnh.

“Canh tác giống lúa BN 1 thì bà con nên chú ý bệnh đạo ôn, vì giống này có tính kháng bệnh kém. Mặc dù giống lúa này cho năng suất không cao so với các giống khác, chỉ khoảng 4,5 tấn lúa tươi, tương đương 3 - 3,5 tấn lúa khô nhưng do có chi phí đầu tư thấp, lại được bao tiêu đầu ra ổn định với giá cao nên nông dân vẫn có mức lợi nhuận khá. Đây là mô hình được huyện khuyến khích phát triển”, ông Tùng đánh giá về hiệu quả mô hình.

Không riêng gì An Minh, vụ này huyện An Biên cũng thí điểm thực hiện mô hình CĐL giống lúa BN 1 trên nền lúa tôm. Ông Ngô Trấn Hỷ, Quyền Trưởng phòng NN-PTNT An Biên cho biết, vụ này huyện thí điểm làm khoảng 70 ha CĐL trên đất nuôi tôm tại xã Đông Yên, khi thành công sẽ nhân rộng ra trong các vụ tới.

"Trước mắt, chúng tôi đã đưa nông dân đi tham quan học hỏi mô hình và sang cả nhà máy của Cty BVTV An Giang để tìm hiểu quy trình thu mua, bao tiêu sản phẩm. Sau khi tham quan, nông dân rất phấn khởi và mạnh dạn bắt tay thực hiện", ông Hỷ nói.

Nông Nghiệp Việt Nam, 14/08/2015
Đăng ngày 14/08/2015
Đ.T.Chánh
Nuôi trồng

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 06:43 27/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 06:43 27/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 06:43 27/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 06:43 27/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 06:43 27/01/2025
Some text some message..