Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
Xử lý tình trạng cá tầm ngoại không rõ nguồn gốc. Ảnh: VnEconomy

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc trong việc nhập khẩu cá tầm.

Theo bộ này, từ tháng 3/2021 đến nay, sau khi người dân, doanh nghiệp phản ánh về tình trạng cá tầm nhập khẩu “lậu” nở rộ khiến cá tầm nội lép vế, để kiểm soát giống loài, chủng loại cá tầm nhập khẩu đúng với giấy phép CITES (công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), các lô hàng cá tầm nhập khẩu đều được phía hải quan kiểm tra thực tế.

Tuy nhiên, do đặc thù nhóm hàng, hải quan không đủ kinh nghiệm và phương tiện kỹ thuật để xác định chủng loài nên đã đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT xác định.

Lãnh đạo Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng cho rằng, việc các bộ, ngành đến nay vẫn lúng túng trong việc xác định giống loài, chủng loại cá tầm nhập khẩu đang khiến ngành cá tầm trong nước lao đao.

Cá tầm Trung Quốc nhập khẩu không kiểm soát được số lượng, chủng loại có mặt tràn lan tại thị trường Việt Nam và có hiện tượng bán phá giá, đe dọa ngành cá tầm trong nước. Đặc biệt, chất lượng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra, kiểm định có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Cá tầm nhập lậu giá rẻ từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam bị hải quan phát hiện

“Đến nay, không có đơn vị nào từ cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, đến kiểm tra, kiểm soát đứng ra nhận trách nhiệm. Điều đáng nói là, hiện Trung Quốc, nước xuất khẩu cá nhận thấy cá tầm ngoại lai có vấn đề nên đã dừng xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn cho nhập khẩu”, vị này cho hay.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, bộ không cấp phép cho nhập khẩu cá tầm lai. Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, bộ yêu cầu giấy phép CITES cấp cho cá tầm nhập khẩu phải là cá thể thuần chủng.

Hiện, bộ đề nghị CITES, thủy sản, ngành thú y xin ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và tổ chức kiểm tra thực tế, đồng thời chọn đơn vị đủ khả năng giải trình, hoặc tham chiếu quốc tế để giải quyết rốt ráo vấn đề.

Trước tình trạng xác định chủng loại cá tầm còn mập mờ, Bộ Tài chính kiến nghị, với các lô hàng cá tầm nhập khẩu đã lấy mẫu và có kết quả giám định, phân tích nhưng kết luận không rõ ràng, Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo đơn vị chuyên môn để ra kết quả cụ thể về giống loài, chủng loại cá tầm nhập khẩu đúng hay sai so với giấy phép CITES và có thuộc danh mục giống thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không để làm cơ sở cho cơ quan hải quan xử lý theo quy định.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 02/06/2023
Dương Hưng
Nuôi trồng

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 09:11 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 09:11 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 09:11 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:11 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 09:11 19/03/2024