Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
Cá tra bố mẹ. Ảnh: jepp79.blogspot.com

Song ở xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), có 1 nông dân vẫn luôn đam mê, đeo đuổi nghề sản xuất cá giống, lưu giữ gần 20 tấn cá tra bố mẹ. Chờ thị trường cá tra phục hồi, ông sản xuất con giống để phục vụ cộng đồng.

Ông chính là Trần Văn Hoàng (Ba Hoàng), Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hoàng Thành. 75 tuổi, ông gắn bó với nghề vớt cá tra bột trên sông 60 năm. Hàng năm, khi con nước dưới sông chuyển màu từ trong sang đục, cũng là mùa làm ăn chính của ông. “Khi Việt Nam xuất khẩu thành công cá tra, cá basa sang thị trường Hoa Kỳ thì ở ĐBSCL cá tra giống bị thiếu hụt trầm trọng. Vớt cá tra bột trên sông, bán cho hộ nuôi cá thịt trở thành nghề hái ra tiền. Lúc này, tôi thành lập trang trại chuyên sản xuất cá tra giống” - ông Ba Hoàng chia sẻ.

Năm 1986, thời điểm Việt Nam mở cửa làm ăn với thế giới, doanh nghiệp An Giang xuất khẩu thành công lô hàng cá tra, cá basa đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Năm ấy, xuất khẩu cá tra được mùa, giá xuất 1kg phi-lê thành phẩm lên đến 5-6 USD. Người nuôi cá tra, basa trong tỉnh nhanh chóng giàu lên. Nghề sản xuất giống cá tra cũng phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang quy mô công nghiệp.

Sự kiện mang tính bước ngoặt trong ngành hàng này là việc cho cá tra sinh sản nhân tạo. Thành công này mở ra triển vọng vô cùng to lớn đối với ngành hàng cá tra Việt Nam. Ngư dân trong tỉnh đã chủ động được con giống, không còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Kim ngạch xuất khẩu cá tra từ vài trăm ngàn USD tăng lên 2,2 triệu USD năm 2018. Cá tra trở thành một trong những ngành hàng kinh tế chủ lực của đất nước, giải quyết việc làm ổn định cho trên 2 triệu lao động.

Ao cá

Ao cá của ông Ba Hoàng. Ảnh: Báo An Giang

Trong dấu ấn ấy, ông Ba Hoàng là một trong 5 ngư dân đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu, áp dụng cho cá tra sinh sản nhân tạo thành công. Với trang trại rộng 3ha, hàng năm ông cung cấp ra cộng đồng hàng trăm triệu con giống khỏe, sạch bệnh. Tập đoàn đi đầu trong thực hiện chương trình giống cá tra 3 cấp, như: Tập đoàn Nam Việt, Tập đoàn cá tra Việt - Úc… đều đến trang trại của ông Ba Hoàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời “chia lại” cá tra bố mẹ, con bột, con giống mang về làm cá bố mẹ đầu dòng trong sinh sản nhân tạo.

Đam mê nghề nuôi cá, chứng kiến cảnh thăng trầm của ngành hàng cá tra, ông Ba Hoàng bao phen “lên bờ, xuống ruộng”. Những lúc quá khó khăn, tưởng chừng ông không thể lưu giữ được đàn cá bố mẹ, bởi chi phí hàng tháng phải bỏ ra quá cao (khoảng 30 triệu đồng). Lúc đó, ông lập tức đa dạng hóa đối tượng làm giống, chuyển sang nghiên cứu sản xuất giống cá lăng nha, chạch lấu và các loài thủy sản có giá trị để tìm thu nhập, mua thức ăn lưu giữ đàn cá tra giống.

Cá tra

Cá tra trước khi sinh sản nhân tạo. Ảnh: Báo An Giang

“Tôi phải làm thêm con giống khác để có tiền mua thức ăn cho cá. Nhờ cách làm đó, đến nay tôi lưu giữ được đàn cá tra bố mẹ gần 20 tấn” - ông Ba Hoàng bày tỏ. “Ông Ba Hoàng không giấu nghề. Cá giống của ông là cá khỏe, tỷ lệ sống rất cao, nhờ đó mà chúng tôi nuôi thành cá thịt rất thành công. Chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ “theo chân” ông Ba Hoàng” - bà Lưu Thị Bé Bảy (ngụ xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khẳng định.

Thành công trong việc cho cá tra giống sinh sản nhân tạo năm 1999, hơn 10 năm sau, ông được Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) chọn đưa đi Thái Lan, Ấn Độ để tiếp tục học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nông dân ở các quốc gia này. Sau chuyến đi, ông hoạch định chiến lược phát triển trang trại của mình, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ chương trình ương giống cá tra. Ông cho 2 người con thi vào Trường Đại học Thủy sản Nha Trang và Trường Đại học Cần Thơ, tiếp tục tích cóp kiến thức, mang về ứng dụng cho trang trại của gia đình.

Chiến lược của ông Ba Hoàng đã thành công. Giờ đây, nhiều trang trại ương giống đã phá sản hoặc đứng bên bờ vực thẳm, còn ông thì vẫn lưu giữ được đàn cá tra bố mẹ gần 20 tấn, chờ cơ hội để tiếp tục phục vụ cộng đồng.

Báo An Giang
Đăng ngày 13/09/2022
Minh Hiển
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:28 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:28 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:28 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:28 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:28 18/11/2024
Some text some message..