Lưu ý trong vụ tôm mới

Dự báo tình hình thời tiết trong 6 tháng đầu năm nay El Nino và không có dịch bệnh lớn nên người nuôi tôm vùng ĐBSCL an tâm vào mùa thuận lợi. Dân nuôi tôm nước lợ trong vùng cho biết khả năng sẽ thả giống sớm và rộ từ cuối quý I - 2019.

Lưu ý trong vụ tôm mới
Mô hình nuôi cá 3 trong 1 của ông Tường mang lại hiệu quả kinh tế cao TRƯƠNG THANH LIÊM

Vào mùa tôm sớm

Nhìn lại vụ nuôi tôm năm vừa qua, bên cạnh diện tích nuôi của các hộ dân nhỏ lẻ, một số tỉnh vùng ĐBSCL đang khuyến khích, hỗ trợ người nuôi tôm theo hướng liên kết, thành lập các HTX nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế như GlobalGAP, ASC, BAP… để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Thêm nữa, một vài doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực nuôi trồng. Sau bước đầu thử nghiệm tìm mô hình nuôi xác thực hiệu quả, đến nay bắt đầu mở rộng qui mô.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) - một doanh nghiệp đã đầu tư nuôi tôm thành công tại Sóc Trăng nhận xét: Xu thế đầu tư nuôi tôm đối với doanh nghiệp chế biến là tất yếu. Doanh nghiệp nhất thiết phải tổ chức nuôi mới chứng minh được với khách hàng về tính tự chủ nguyên liệu sạch, truy xuất được nguồn gốc.

Theo nguồn tin từ các doanh nghiệp, hiện nay giá tôm loại 40 con/kg của Ấn Độ so sánh vẫn còn rẻ so với tôm VN khoảng 20.000 đồng/kg. Giá tôm Ấn Độ rẻ nhờ các yếu tố đầu vào đều rẻ nhờ chủ động được con giống và thức ăn. Do đó ngành thủy sản Việt Nam cần thực hiện tốt chiến lược về con giống và xem đây là vấn đề trọng tâm, đòi hỏi sự đầu tư mang tính dài hơi.

Hiện Thái Lan đã nghiên cứu được con giống tôm sú mang tính năng của tôm thẻ, khả năng bắt mồi ở mọi tầng nước, có thể nuôi với mật độ cao, tôm vẫn lớn nhanh, đạt kích cỡ lớn. Thái Lan còn có kỹ thuật thu tỉa tôm không bị sốc, trong khi Việt Nam đến nay vẫn chưa có kỹ thuật thu tỉa tốt.  

Lưu ý cách nuôi

Nước ta có lợi thế từ vùng nuôi nước lợ với hai loại tôm sú và tôm thẻ. Tuy nhiên đối với tôm sú thị trường năm qua trồi sụt. Tôm sú bán sang thị trường Trung Quốc kích cỡ (size) tiêu thụ phổ biến từ 30 con/kg trở lên, nếu dưới nữa là ít mua. Các thị trường khác cũng quen tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định, nên lượng cung cấp phải thường xuyên và ổn định về số lượng và kích cỡ.

Vì vậy, tôm sú từ 35 con/kg về nhỏ thường có giá rẻ hơn cả tôm thẻ do ít có DN nào muốn ký hợp đồng xuất bán tôm sú, hơn nữa hiện thị trường nhiều nước đã quen ăn tôm thẻ. Người nuôi tôm sú muốn bán có giá phải kỹ lưỡng hơn trong việc xác định mật độ thả nuôi, không được thả nuôi dầy, nên thả thưa để thu tôm cỡ lớn bán có giá cao hơn.

Trong khi đó đối với khách hàng Châu Âu thường tiêu thụ tôm cỡ 40-50 và 60-70 con/kg. Size tôm thẻ dễ bán nhất là 70 con/kg, nhất là thị trường Mỹ, nhưng người nuôi tôm luôn muốn nuôi đạt size lớn. Do đó, muốn bán được hàng, nuôi có lãi cần phải nuôi mật độ dầy. Công ty Sao Ta hiện có vùng nuôi 160ha tại thị xã Vĩnh Châu, năm 2019 trang trại của Sao Ta sẽ nâng mật độ lên 300 con/m2 (theo quy trình CPF compine Model của CP). Đây là sự thay đổi lớn vì trước đây, diện tích dành cho ao nuôi chiếm 65 – 70% diện tích, còn hiện nay, ao nuôi chỉ chiếm 25 – 30% (1 nuôi + 3 trữ nước). Đây được xem là cuộc cách mạng táo bạo trong nghề nuôi tôm của CP, đảm bảo cung cấp đủ nước cho ao nuôi vì phải thay nước thường xuyên. Cách làm này cũng giúp giảm chất thải trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh phát sinh, có thể tăng lên nhiều vụ nuôi nhờ rút ngắn thời gian nuôi do chỉ thu tôm cỡ 70 con/kg.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 31/01/2019
Hữu Đức
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 12:52 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 12:52 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 12:52 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:52 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 12:52 22/12/2024
Some text some message..