Malaysia: 50% người nuôi tôm ở Perak chuyển sang nuôi tôm sú

Khoảng 40-50% người nuôi tôm ở khu vực sản xuất tôm lớn nhất của Malaysia đã chuyển sang nuôi tôm sú do nhu cầu loài tôm này tăng từ các thị trường NK và giá tôm tại đầm phục hồi.

Malaysia: 50% người nuôi tôm ở Perak chuyển sang nuôi tôm sú
Ảnh: undercurrentnews

Doanh số bán thức ăn nuôi tôm sú ở Perak tăng lên trên 10.000 tấn năm 2017 sau khi 40-50% người nuôi  ở đây chuyển sang nuôi tôm sú từ tôm chân trắng.


Trên toàn các khu vực nuôi tôm chính của Malaysia, từ 2-30% người nuôi đã chuyển từ nuôi tôm chân trắng sang tôm sú.

Theo Catherine Lee May Ying, Giám đốc công ty thủy sản của Malaysia, Blue Archipelago cho rằng, với mức giá tôm sú hiện tại, nhu cầu nuôi tôm sú đang tăng mạnh.

Nuôi tôm sú hay tôm chân trắng?

Ying cho rằng, năng suất tôm chân trắng cao hơn, tuy nhiên với mức giá hiện tại, tổng lợi nhuận thu được từ tôm sú sẽ tốt hơn trên mỗi diện tích ao nuôi.

Giả định rằng, khi một trại nuôi tại Malaysia thu hoạch 7,2 tấn tôm chân trắng, dựa trên chi phí hiện tại và biên lợi nhuận, lợi nhuận tôm sú sẽ cao hơn từ sản lượng 4,4 tấn. Tuy nhiên, nếu giá tôm chân trắng bắt đầu tăng lên 5,12 USD/kg đối với tôm 14 g, điều này sẽ lại khuyến khích người nuôi quay trở lại nuôi tôm chân trắng.

Với 95% lượng tôm sú được bán cho các nhà chế biến, nếu đồng ringgit của Malaysia tăng so với USD, sức mua các nhà chế biến sẽ chững lại.

Trong khi, tiêu thụ tôm chân trắng nội địa ở Malaysia là 60 tấn mỗi ngày nếu nhu cầu tương đối ổn định trong khi tiêu thụ tôm sú nội địa ở mức rất nhỏ vì giá cao hơn tôm chân trắng.

Các yếu tố khác khó dự đoán hơn. Từ cuối năm 2016, sau khi người nuôi tôm chân trắng thu hoạch thất bại, nhiều người được khuyến khích chuyển sang nuôi tôm sú. Mặt khác, việc thiếu tôm sú bố mẹ (thường được NK từ Thái Lan), có thể khiến người nuôi quay trở lại tôm chân trắng.

Theo bà Ying, nhu cầu cao từ các thị trường NK đối với tôm sú Malaysia cũng là yếu tố cần tính đến. Ấn Độ và một số nước khác đang sản xuất ít tôm sú hơn trong khi nhu cầu ở Trung Quốc rất mạnh. Ví dụ, Tmall Fresh – một trang thương mại điện tử thuộc Alibaba Group, đang bán rất chạy sản phẩm tôm sú NK từ  Malaysia.

Malaysia sản xuất nhiều tôm sú đầu những năm 2000 tuy nhiên sau đó chuyển sang nuôi chủ yếu tôm chân trắng. Mãi tới khi dịch EMS xuất hiện năm 2012 làm giảm mạnh sản lượng, sản lượng hàng năm 120.000 tấn mới giảm xuống trong năm 2011. Sau đó, một số người nuôi chuyển sang khôi phục nuôi tôm sú nhờ nhu cầu tăng từ các nhà máy chế biến. Lợi nhuận từ nuôi tôm sú vẫn tốt ngay cả khi giá tôm chân trắng thế giới giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2018.

Trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018, giá tại đầm tôm chân trắng cỡ 70 con/kg giảm 23% xuống 20,9 ringgit/kg trong khi giá tại đầm tôm sú tăng 15% lên 36,3 ringgit/kg.

Undercurrent News
Đăng ngày 14/09/2018
Kim Thu -Vasep
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 00:48 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 00:48 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 00:48 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:48 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 00:48 24/04/2024