Mật độ nuôi cá trê vàng trong hệ thống tuần hoàn

Nghiên cứu cho thấy cá trê vàng nuôi ở mật độ cao trong hệ thống nuôi tuần hoàn đem lại năng suất cao, giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi.

Cá trê vàng.
Cá trê vàng.

Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là loài đặc hữu của đồng bằng sông Cửu Long. Cá trê có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt, nơi có hàm lượng oxy thấp, chỉ cần da có độ ẩm nhất định cá có thể sống trên cạn được vài ngày nhờ có cơ quan hô hấp khí trời gọi là “hoa khế”.

Trong vài năm qua, cá trê vàng là loại cá đồng luôn có giá cao và ổn định. Tuy nhiên, nguồn lợi cá trê vàng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Do đó, nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang phát triển mô hình gây nuôi cá trê vàng thương phẩm cho hiệu quả kinh tế rất khả quan, bởi cá trê vàng là đối tượng khá dễ nuôi và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, tính bền vững của mô hình nuôi thâm canh là vấn đề cần xem xét. Lượng nước thải và bùn thải từ các ao nuôi được xả trực tiếp ra môi trường sông, rạch mỗi ngày không những gây ô nhiễm môi trường nước cho các thủy vực lân cận mà còn gia tăng tính rủi ro cho nghề nuôi.

Từ những quan tâm về sự ô nhiễm chất dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản và những tồn tại trong nuôi cá trê, việc xây dựng mô hình nuôi ít thay nước, giảm xả chất thải vào môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng năng suất là cần thiết. Theo Verdegem et al. (2006), hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn nước là mô hình giải quyết được các vấn đề sử dụng tài nguyên nước, giúp nghề nuôi phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. 

Tuy nhiên, trong hệ thống tuần hoàn nước, mật độ nuôi là yếu tố quan trọng xác định sức tải của hệ thống và năng suất cá nuôi. Vì vậy, thí nghiệm được tiến hành nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp cho việc thiết kế hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng.

Phương pháp thí nghiệm

Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 10,01 ± 1,01 g được thả nuôi với 4 mật độ là 40, 60, 80, 100 con/100-L. Cá được cho ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu bằng thức ăn công nghiệp 41% đạm. Thí nghiệm kéo dài 90 ngày. 

Kết quả

Trong thời gian thí nghiệm, pH của các nghiệm thức dao động từ 6,03 – 8,67, có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng lượng thức ăn và mật độ nuôi. Các chỉ tiêu TAN, NO2- tăng trong những tuần đầu và có xu hướng giảm về cuối vụ nuôi. Hàm lượng NO2- dao động từ 0,02 – 1,28 mg/L. Nhìn chung, các chỉ tiêu chất lượng nước đều trong giới hạn thích hợp cho cá nuôi. 

Qua 90 ngày nuôi, kích cỡ cá trung bình ở các mật độ dao động từ 92,20±35,18 đến 117,65±69,31 g/con. Khối lượng trung bình đạt cao nhất ở nghiệm thức NT4 (117,65 g/con) thấp nhất là nghiệm thức NT1 (92,20 g/con). Nghiệm thức 4 cho kết quả nuôi tốt nhất với tăng trưởng đặc biệt là 2,56 %/ngày, tỉ lệ sống đạt 83% , với năng suất 97,39kg/m3 và hệ số tiêu tốn thức ăn là 1,2. 

Lượng nước sử dụng trong thí nghiệm là 0,81- 1,61 m3 /kg cá thương phẩm. Nghiệm thức có mật độ thấp thì lượng nước tiêu tốn càng nhiều, trong khi nghiệm thức NT4 có mật độ cao thì lượng nước tiêu tốn là thấp nhất. Điều này cho thấy quản lý tốt hệ thống nuôi tuần hoàn nước thì mật độ cao sẽ tiết kiệm được nước. 

Trong 4 tuần đầu tiên của thí nghiệm này, hệ thống chỉ được cấp bù nước hao hụt do bay hơi và rò rỉ. Tuy nhiên, từ tuần thứ 5 trở đi khi lượng chất thải tích tụ nhiều, thì bể lắng mới cần được loại bỏ cặn lắng hằng ngày và cấp thêm nước mới. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, khi biện pháp thay nước (với tỉ lệ lên đến 100% thể tích nuôi) được áp dụng để cải thiện chất lượng nước. 

Mặt khác, khi nuôi trong hệ thống tuần hoàn, các yếu tố môi trường ổn định, sẽ giúp cá tiêu hóa tốt hơn, giảm stress, giảm lượng thức ăn bị lãng phí nên hệ số tiêu tốn thức ăn của cá thấp. Ngoài ra, duy trì được chất lượng nước tốt có thể tăng mật độ, tăng năng suất cá nuôi, giảm diện tích nuôi. Điều này rất có ý nghĩa cho việc tổ chức nuôi thủy sản bền vững hiện nay, trong điều kiện phải bảo đảm chất lượng nguồn nước thải và tiết kiệm nước trong quá trình nuôi.

Theo Nguyễn Hồng Nho và cộng sự.

Đăng ngày 06/02/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 21:30 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 21:30 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 21:30 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 21:30 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 21:30 02/10/2024
Some text some message..