Mật độ thực tế nuôi tôm thẻ siêu thâm canh

Mật độ nuôi khả thi về kỹ thuật, lợi nhuận và cộng đồng trong nuôi tôm thẻ siêu thâm canh.

thu tôm
Thu tỉa tôm khi nuôi siêu thâm canh.

Tôm thể chân trắng là một trong những mặt hàng thủy sản nền tảng chiến lược mục tiêu sản xuất tôm của quốc gia. Định hướng tương lai của nghành là nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, nuôi mật độ cao trong diện tích nhỏ. Như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được quỹ đất càng ngày càng hạn hẹp nhưng vẫn nâng cao được năng suất và sản lượng con tôm. Những năm quá đã có nhiều thí nghiệm về nuôi tôm mật độ cao như 300 – 800 con/m2, 1100 con/m2 hay 500 con/m2 trong diện tích 40 m2, …. Tuy nhiên, các thí nghiệm thì chỉ được thực hiện trong điều kiện phòng và bể thí nghiệm luôn nhỏ hơn 100 m3 nước. Từ năm 2011, Indonesia đã phát triển nuôi ao 1000 m2 với mật độ 1000 con/m2. Do đó, thí nghiệm sẽ tiến hành nuôi siêu thâm canh với mật độ lần lượt là 750 con/m2, 1000 con/m2 và 1200 con/m2.

Mặc dù nuôi tôm mật độ cao sẽ mang lại sản lượng lớn nhưng vẫn còn những hạn chế như sức chứa của ao không đủ giữ cho tôm tăng trưởng và phát triển ở khối lượng nhất định. Do đó, việc xác định mật độ nuôi tối ưu trở nên cần thiết hơn, điều này sẽ giúp người nuôi đảm bảo chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận lớn, tôm nuôi chất lượng và bền vững.

Thêm một vấn đề thường gặp khi nuôi mật độ cao chính là lượng thải từ lượng tôm quá nhiều và chất thải sẽ tác động đến khả năng chịu tải của môi trường như thế nào. Như vậy, mục đích của thí nghiệm nuôi tôm thẻ siêu thâm canh là thu thập dữ liệu và thông tin, dựa vào đó chúng ta có thể tham khảo và xác định được mật độ nuôi thích hợp có thể tối đa hóa năng suất và lợi nhuận trong một hệ thống sản xuất bền vững.

Mô hình được thực nghiệm tại P.T. Esaputlii Perkasa Utama, Indonesia – có điều kiện nuôi khá tương đồng với Việt Nam. Mô hình được tiến hành trên 3 ao. Với diện tích mỗi ao là 1600 m2 có trang bị hệ thống sục khí dưới dạng máy quạt và thổi khí. Thêm một ao 1600 m2 riêng được dùng để chứa nước. Số lượng hệ thống sục khí dựa trên thí nghiệm của Hopkins, với sức mạnh của 1 HP (mã lực hay ngựa) có thể tạo điều kiện cho ăn lên đến 16kg thức ăn một ngày bằng cách duy trì nồng độ oxy hòa tan lên đến 3 mg/L với sinh khối mục tiêu đạt 550 – 600 kg tôm trên mỗi HP.

Ao có mực nước là 1 m, được xử lý bởi 20 ppm (g/m3 nước) dolomite, 40 ppm chlorine, bón phân bằng ure 32 kg/ao và phân SP36 16 kg/ao, sinh vật phù du sẽ phát triển sau 2 tuần và probiotic được sử dụng là 75 g/lần tạt. Một tuần sau có thể thả giống.

Giống tôm thẻ chân trắng được thả là PL10, với 3 nghiệm thức: 750 con/m2, 1000 con/m2 và 1200 con/m2.

Thức ăn sử dụng có hàm lượng protein là 40% được cho ăn bằng tay đến ngày thứ 60, sau đó chuyển sang máy cho ăn từ ngày 61 đến khi thu hoạch. Lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh dựa vào sự phát triển của tôm và môi trường nuôi. Các ao nuôi được lắp các thiết bị giám sát việc ăn của tôm.

Môi trường nước được quản lí bằng hố chất thải ở trung tâm và thường xuyên được bổ sung vi sinh xử lý. Các chỉ tiêu được theo dõi hằng ngày là nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, pH và các chỉ tiêu hàm lượng nitơ tổng cộng, NO2, NO3, P được đo 2 tuần 1 lần.

Thời gian thu hoạch là 105 ngày, nhưng 20 – 30% tôm được thu hoạch vào khoảng ngày thứ 70 và 90.

Qua 3 nghiệm thức, tỉ lệ sống của mật độ 750 con, 1000 con và 1200 con lần lượt là 87.3%, 82.9% và 79.1%. Như vậy, với tỉ lệ sống cao chứng minh môi trường nước ao được quản lí tốt có thể hỗ trợ mật độ nuôi lên đến 1200 con/m2. Nuôi mật độ cao cũng mang lại nhiều ảnh hưởng đến tỉ lệ sống như sự cạnh tranh không gian sống, cơ hội tiếp xúc giữa các cá thể như sự ăn thịt đồng loại và phân phối mầm bệnh, đặc biệt ảnh hưởng lớn nhất là từ cạnh tranh thức ăn.

Hệ số chuyển đổi thức ăn của mật độ 1200 con/m2 là 1.55 cao hơn ao có mật độ 750 con/m2 (1.40) và 1000 con/m2 (1.36).

Khi nuôi tôm siêu thâm canh tương ứng sinh khối tôm trong ao rất cao do đó dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường. Như vậy, để quản lí sinh khối tôm, thí nghiệm đã thực hiện thu tỉa. Mục đích của việc thu tỉa là: kiểm soát khối lượng sinh khối tôm để không ảnh hưởng đến sức tải của môi trường, thêm vào đó thu tỉa tạo điều kiện cho những con tôm chưa thu hoạch cơ hôi phát triển tốt hơn trong điều kiện mật độ thưa hơn, ít ô nhiễm hơn. Các thông số quan trọng được xem xét khi kéo tôm gồm: tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống sẽ quyết định số lượng sinh khối ao nuôi tôm, phần trăm tôm cần thu hoạch, kích cỡ tôm, thời gian thu hoạch và giá tôm trên thị trường.

Trong quá trình nuôi nhiệt độ dao động 25.5oC – 35.5oC (tôm phát triển tốt nhất trong khoảng 28oC – 32oC). Hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 0.5 – 10.5 ppm và trở thành một trong những chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng nhất đối với sự sống của tôm. Do đó, hệ thống sục khí như là nhà máy sản xuất oxy hòa tan trong ao nuôi, hỗ trợ quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng như quá trình nitrat hóa. Sục khí cũng làm dòng nước di chuyển tạo điều kiện duy trì vi khuẩn và các sinh vật khác trong điều kiện huyền phù.

Độ mặn các ao khoảng 22.5 – 22.9 ppt (phần nghìn) và không ảnh hưởng đến tôm. Tương tự, pH luôn được giữ khoảng dao động trong ngày bé hơn 1 nên cũng không ảnh hưởng đến quá trình nuôi.

Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh khả thi về mặt kĩ thuật, lợi nhuận kinh tế và được chấp nhận ở cộng đồng về phát triển thủy sản bền vững. Dựa trên thời gian hoàn vốn, tỉ lệ R/C, …. thì tôm nuôi với mật độ 1000 con/m2 là khả thi nhất để áp dụng vào thực tế. 

Đăng ngày 16/03/2020
Triệu
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:52 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:52 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:52 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:52 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:52 19/12/2024
Some text some message..